Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2009

BÍ MẬT GIẢNG ĐƯỜNG NHÀ A1 ĐẠI HỌC QUY NHƠN


Sau khi chân móng giảng đường A1 (Trường Đại học Quy Nhơn) bị “khai quật” do yêu cầu gia cố móng trụ theo giấy phép xây dựng số 67/GPXD ngày 16.5.2008 của Sở Xây dựng Bình Định, nhiều sự thật giấu kín lâu nay được phơi bày. Những ai chứng kiến đều phải bàng hoàng vì cái giảng đường chứa trên 2000 sinh viên ấy có khả năng đổ sập bất cứ lúc nào। Thế mà nó vẫn được đẩy nhanh tiến độ thi công nâng tầng cho kịp vào năm học mới. Một công trình chắp vá với lịch sử không minh bạch Công trình giảng đường nhà A1 được khởi công xây dựng dưới thời ông Nguyễn Minh Châu làm hiệu trưởng, ông Trần Tín Kiệt làm hiệu phó phụ trách cơ sở vật chất. Quyết định phê duyệt công trình do Thứ trưởng Trần Chí Đáo kí tháng 1.1998 chỉ có 9 phòng, 3 tầng. Trong khi, ai cũng biết, công trình đã được xây dựng trước đó vài năm với vốn tự có và đưa vào sử dụng chỉ có 2 tầng. Ba bốn năm sau mới tiếp tục xây thêm một tầng nữa và chắp vá thêm một dãy có cấu trúc tương tự và nối dài mỗi tầng thêm 7 phòng nữa. Có lẽ đây là công trình thuộc diện “bí mật quốc gia”, cho nên đến nay, mọi thông tin về tài chính, thiết kế của công trình vẫn bị giấu kín. Chỉ biết rằng, trong cuộc giải trình ngày 2.4.2008 trước báo chí và cơ quan chức năng, ông Kiệt mới tiết lộ: “Lâu nay, việc sửa chữa, nâng tầng các giảng đường không phải xin giấy phép gì, vì xây trong khuôn viên trường nên cũng chẳng ảnh hưởng đến nhà ai”!? Tiết lộ cái “truyền thống” phi pháp này, phải chăng ông Kiệt muốn biện hộ cho cái quyền “tự chủ” đến mức tùy tiện của một hiệu trưởng trường Đại học, hay ông muốn chứng minh sự yếu kém trong quản lí xây dựng của Sở xây dựng Bình Định? Tại sao một công trình được xây dựng chắp vá kéo dài qua nhiều năm không cần xin giấy phép xây dựng mà thanh tra xây dựng không hề hay biết để đến bây giờ mới tít còi xử phạt? Hai biên bản xử phạt ngày 29.11.2007 và ngày 27.3.2008 của thanh tra xây dựng là không công bằng, minh bạch theo lời biện hộ của ông chủ đầu tư?! Riêng về việc thực hiện đấu thầu ở công trình này cũng đầy mờ ám. Ngày 06/12/2007 Bộ Giáo dục và Đào tạo mới ra Quyết định số 7723/QĐ-BGDĐT phê duyệt kết quả đấu thầu mà trước đó thanh tra xây dựng đã tít còi xử phạt vi phạm. Đấy là chưa nói, sự thực công trình đã được thi công từ tháng 7.2007. Lạ hơn nữa là cái Công ty Long Việt xây lậu công trình này lại trúng thầu mà không cần cạnh tranh với đơn vị thi công nào khác??? Lưu ý thêm, công ty này gần như độc quyền thi công mọi công trình từ trước đến nay của Đại học Quy Nhơn! Đánh cược tính mạng hàng ngàn con người Trong khi thanh tra xây dựng tít còi xử phạt, báo chí nhiều lần cảnh báo nguy cơ đe dọa tính mạng hàng ngàn con người, ông Kiệt vẫn cương quyết giữ “lập trường” nâng cấp lên bốn tầng với phương án trên đập, xây, dưới học. Hàng ngàn sinh viên và các giảng viên bắt buộc phải lao động trong một môi trường bất an toàn suốt học kì 1 năm học 2007 – 2008. Khi vấp phải sự phản ứng quyết liệt từ phía người dạy và học, ông Kiệt tuyên bố trong các cuộc họp: “sập chỉ là cảm giác, không có bằng chứng về sự nguy hiểm mà dư luận phản ánh”. Cái gọi là “bằng chứng về sự nguy hiểm” có thừa nhưng ông Kiệt đã đem đánh cược tính mạng của hàng ngàn con người. Trong tình cảnh trên đập và xây với độ rung và ồn đến mức không chịu đựng nổi; người dạy và học phải ngồi dưới những trụ chống tạm bợ; bốn phía tường, giữa mê và dầm nứt toác, có lẽ chờ tai nạn xảy ra như các vụ đổ núi ở Nghệ An, sập cầu Cần Thơ, ông Kiệt mới cho rằng có đủ “bằng chứng”?! Sau kết luận Thanh tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Kiệt lại ra Thông báo số 1104/TB-QTTB ngày 20.10.2008 yêu cầu tiếp tục thi công và tiếp tục sử dụng lại giảng đường đang xây dở dang này, trong đó, vừa kết tội “kẻ xấu tung tin về chất lượng dãy nhà A1” vừa khủng bố: “Trong quá trình sử dụng nhà A1 nếu xảy ra hiện tượng lôi kéo, kích động gây cản trở hoạt động dạy và học, làm tổn hại đến uy tín của nhà trường, đề nghị cán bộ, sinh viên phản ánh kịp thời với nhà trường để tiếp tục làm rõ, xử lí theo quy định của pháp luật”. Phải chăng ông Kiệt muốn hủy bỏ toàn bộ chương An toàn lao động trong Bộ Luật Lao động của Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam? Sự thật được phơi bày Sau một thời gian bị đình chỉ thi công, tháng 7.2009, dựa vào giấy phép xây dựng của Sở Xây dựng Bình Định và sự hỗ trợ tài chính của Bộ Giáo dục và Đào tạo, công trình lại tiếp tục được thi công. Để không phải đấu thầu lại theo Luật Đấu thầu, trường nhận chi hỗ trợ dự toán phát sinh là 900.000.000đ cho sự gia cố móng trụ, còn việc phải gia cố, làm lại nền, tiền công trên cả trăm triệu đồng phải bỏ ra ngoài dự toán để lách luật. Lãnh đạo trường đang muốn đẩy nhanh tiến độ thi công để hoàn tất công trình đưa vào sử dụng trước mùa mưa, tránh hiện tượng phải dạy và học trong những căn phòng dột nát. Trong lúc “khai quật” nền móng cũ để gia cố nền móng mới theo yêu cầu, sự thật được phơi bày đến mức làm cho mọi người phải bàng hoàng. Toàn bộ dãy nhà, phần móng chỉ có hai lớp đá chẻ, các chân trụ âm xuống đất mà không có bê tông cốt thép giằng ngang. Các trụ đứng bề ngoài 20 x 60 cm, nhưng một nửa bê tông, một nửa độn gạch. Một kết cấu như thế, nhưng ông Lê Xuân Hải – trưởng phòng Quản trị thiết bị thay lời ông Kiệt trong cuộc họp giải trình trước đảng bộ vẫn khăng khăng cho rằng, trụ móng của công trình hoàn toàn đủ sức chịu lực cho việc nâng cấp 4 tầng !!! Điều đặt ra hiện nay là, khi kết luận móng trụ của công trình không đủ sức chịu lực để nâng cấp và yêu cầu gia cố móng trụ trước khi thi công tầng 4, không biết bên thiết kế có khảo sát thực tế hay chưa hay chỉ dựa trên bản thiết kế cũ. Dư luận đặt ra, bản thiết kế trước đây chỉ là lí thuyết, còn thực trạng công trình hiện nay tệ hại hơn nhiều. Không lí nào một công trình theo quyết định phê duyệt ba tầng mà lại có hiện trạng móng trụ như thế. Việc gia cố móng trụ do bên thi công tiến hành cấp tốc trong vòng hơn một tuần vừa rồi: vội vàng đào xới, vội vàng đổ bê tông xuống chân trụ và vội vàng lấp lại cũng đặt ra nhiều nghi vấn। Liệu công trình khi đưa vào sử dụng có đảm bảo an toàn với sức chứa thường xuyên gần ba ngàn người hay không? BOX: Ngày 16।8, khi một giảng viên của trường đứng trước công trình chụp hình thì bị cán bộ công trình giật lấy và thu máy ảnh vì lí do “bí mật” và “có lệnh cấm chụp hình tại công trình”। Trong khi ở đây chỉ có biển treo “An toàn lao động”, và “Vô phận sự cấm vào”; không hề có ba nô về các thông tin của công trình theo quy định.

Không có nhận xét nào: