Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

MỘT LUẬN VĂN CHƯA SINH ĐÃ TỬ


Hưng Thịnh

Giữa lúc các vụ việc bê bối của nhà trường còn ngổn ngang chưa được giải quyết thì mới đây cũng tại ngôi trường này lại xảy ra một sự kiện hy hữu làm chấn động cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường: Lần đầu tiên một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của một học viên đang là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Trường đã bị khai tử ngay từ lúc chưa sinh ? BUỔI BẢO VỆ CÓ MỘT KHÔNG HAI Đường đường là Phó Bí thư Đảng uỷ của một Trường đại học, lãnh đạo hàng trăm cán bộ, đảng viên có học hàm học vị, nhưng ông Nguyễn Ngọc Anh vẫn còn lủi thủi với tấm bằng đại học tại chức. Muối mặt, ông Anh đặt ra mục tiêu quyết lấy bằng được học vị thạc sĩ. Nghị lực tiến thủ của ông Phó Bí thư rất đáng được trân trọng. Sau gần 2 năm cần mẫn “nuốt trôi” chương trình đào tạo sau đại học tại chỗ, ông Anh chọn đề tài… nghe rất thời sự: “ Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bô quản lý đáp ứng nhiệm vụ đổi mới Trường Đại học Quy Nhơn hiện nay”, thuộc chuyên ngành quản lý giáo dục, mã số 601415, để làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ giáo dục học. Sẽ không có gì xảy ra, nếu như người hướng dẫn luận văn cho ông Anh là một giảng viên có học vị thuộc ngành Tâm lý – Giáo dục học, chứ không phải là đương kim Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt ? Sáng ngày 12.5, luận văn của ông Anh được Hội đồng khoa học nhà trường chấp nhận đưa ra bảo vệ. Song khốn khổ thay, ngay từ những phút đầu tiên, đứa con tinh thần được ông “mang nặng” chưa kịp sinh ra đã bị… khai tử. Sau khi Chủ tịch Hội đồng, TS Võ Nguyên Du công bố Quyết định và Thư ký Hội đồng TS Cao Thị Huyền Nga công bố lý lịch khoa học của học viên, thì lập tức từ bên dưới hội trường nhiều cánh tay đưa lên phản ứng quyết liệt. Ông Châu Minh Hùng – cán bộ giảng dạy khoa Giáo dục tiểu học đã “khai hoả”. Theo ông Hùng, Chủ tịch Hội đồng đã vi phạm Quy chế đào tạo sau đại học của Bộ giáo dục & Đào tạo ban hành. Quy chế không hề bắt buộc các ý kiến tham gia tại các buổi bảo vệ phải gửi bằng văn bản cho Hội đồng mà cần phải được công khai, như thế công trình khoa học mới đi đến cùng của chân lý. Không dừng lại ở đó, ông Hùng tiếp tục truy đích danh ông Trần Tín Kiệt, đương kim Hiệu trưởng - người được mời hướng dẫn luận văn, đã vi phạm Điều 32 của Quy chế đào tạo sau đại học hết sức nghiêm trọng. Vừa “kết tội”, ông Hùng vừa trưng ra đầy đủ các chứng cứ. Bị phủ đầu bất ngờ, cả Hội đồng “bùng tai” xin phép được dừng lại 5 phút… để hội ý. Tuy nhiên đã không cứu vãn được tình thế, khi mà ngay sau đó chính Thư ký Hội đồng và Phó giáo sư, Tiến sĩ Đặng Quốc Bảo – giữ vai trò phản biện 1 cũng đã tuyên bố “rút” khỏi danh sách những người “cầm cân nẩy mực”. TAI BAY VẠ GIÓ Có thể nói như vậy, hậu quả sẽ không xảy ra nếu như người hướng dẫn ông Nguyễn Ngọc Anh không phải là ông Kiệt. Cũng vẫn giọng điệu gay gắt, trao đổi với Báo ĐS&PL, ông Châu Minh Hùng cho biết: “Đối chiếu với tất cả 4 tiêu chuẩn bắt buộc của Quy chế đào tạo sau đại học, thì cả 4 tiêu chuẩn ông Kiệt đều… phạm quy”. Người hướng dẫn trước hết phải có tiêu chuẩn hàng đầu, đó là lý lịch bản thân rõ ràng, có phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách tốt. Trong khi đó, ông Kiệt đã từng có tiền sự phạm pháp, theo kết luận của Viện KSND tỉnh Bình Định và Đảng uỷ Dân chính Đảng tỉnh Bình Định từ năm 1993 - 1994, nhưng đã không được xử lý mà bị dấu nhẹm suốt gần 15 năm qua. “Nếu như không có báo chí phanh phui, thì… chắc chắn không bao giờ những cán bộ giảng dạy như tôi và kể cả cán bộ, đảng viên, CNV trong toàn trường sẽ biết được chân tướng của Hiệu trưởng Kiệt”. Ông Hùng bức xúc. Cả Trường đại học Quy Nhơn ai cũng biết, ông Kiệt chỉ đơn thuần là một Tiến sĩ giải tích thuộc ngành Toán, chưa từng được trải qua 6 môn học chuyển tiếp; nhưng lại được mời làm hướng dẫn cho một luận văn chuyên ngành quản lý giáo dục (trong khi theo tìm hiểu của báo ĐS&PL, khoa Tâm lý Giáo dục không phải không có người để đảm nhiệm – PV). Còn về năng lực chuyên môn thì… miễn bàn, bởi sau 8 khoá đào tạo sau đại học của ngành Toán tại Trường, Tiến sĩ Kiệt chưa từng dù chỉ một lần được mời làm hướng dẫn luận văn cho học viên (!?) Dù sao thì hậu quả cũng đã xảy ra. Dư chấn buổi bảo vệ luận văn thạc sĩ bất thành lan nhanh và trở thành một đề tài “nóng” trong và ngoài trường. “Đây là hiện tượng có một không hai trong lịch sử đào tạo sau đại học của ngành Tâm lý – Giáo dục”. Một giảng viên đã nói. Vấn đề đặt ra sau sự kiện hy hữu này, không đơn thuần là chuyện “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã” (ông Bí thư Đảng uỷ hướng dẫn luận văn cho ông Phó Bí thư Đảng uỷ – PV) mà cần phải làm rõ động cơ và trách nhiệm của người đã “thiết kế” nên kịch bản vụng về này. Vì sao ông Kiệt phạm phải nhiều tiêu chuẩn bắt buộc của Quy chế như vậy nhưng vẫn được mời hướng dẫn (?)
BOX: + Tiến sĩ Cao Thị Huyền Nga - Thư ký Hội đồng, người đã tiên phong rút khỏi danh sách thành viên Hội đồng chấm luận văn, ngay sau khi ông Hùng “khai hoả” tố giác người hướng dẫn phạm quy nghiêm trọng: “Tôi nhận thấy Tiến sĩ Trần Tín Kiệt không đủ tư cách pháp lý, đạo đức, lẫn khoa học để hướng dẫn học viên thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành giáo dục học”. + Sáng 14.5, tại Trường ĐH Quy Nhơn, Đoàn thanh tra của Bộ Giáo dục & Đào tạo (gồm 7 người), do ông Phạm Văn Tại – Phó chánh Thanh tra làm Trưởng đoàn đã chính thức đọc Quyết định số 2594 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục & Đào tạo tiến hành thanh tra xác minh 03 nội dung chính mà báo chí đã phản ánh và đơn thư tố cáo: Công tác cán bộ; Quản lý tài chính – XDCB; Tuyển sinh - đào tạo. Thời gian thanh tra dự kiến khá gấp chỉ diễn ra trong vòng 8 ngày (14/5 – 22/5). Tuy nhiên nếu quá thời gian trên mà các vấn đề thanh tra không hoàn thành, ông Tại cho biết, sẽ kiến nghị với Bộ trưởng tiếp tục cho gia hạn thêm. LUẬN VĂN THẠC SĨ CHẾT ĐI SỐNG LẠI
Chính Luận
Chiều thứ bảy ngày 23 tháng 8 năm 2008, Trường Đại học Quy Nhơn tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp cho học viên Nguyễn Ngọc Anh. Đề tài mang tên: Các biện pháp phát triển đội ngũ cán bộ quản lí đáp ứng nhiệm vụ đổi mới Trường Đại học Quy Nhơn, chuyên ngành Quản lí giáo dục, mã số: 60 14 05. Đây là một luận văn vô tiền khoáng hậu trong lịch sử giáo dục Việt Nam vì nó có đến ba lần thành lập Hội đồng và hai lần được đưa ra bảo vệ trong không khí đặc biệt nghiêm trọng. 1. Đề tài thuộc “bí mật quốc gia”? Được biết mãi đến cuối giờ làm việc chiều hôm trước (ngày 22), Phòng Đào tạo Đại học và Sau đại học mới cho niêm yết Thông báo tại bản tin của phòng về lịch bảo vệ của học viên. Lời thông báo khá hào phóng: MỜI CÁN BỘ, GIẢNG VIÊN, HỌC VIÊN VÀ CÁ NHÂN QUAN TÂM THAM DỰ! Tuy nhiên, dù đây là đề tài liên quan đến nội bộ của trường và công tác quản lí giáo dục tại địa phương, nhưng những người tham dự chỉ có nhân viên Phòng Hành chính, Phòng Tài chính - Kế hoạch do ông Nguyễn Ngọc Anh phụ trách và các nhân viên Phòng Bảo vệ - Nội trú. Khách mời là hai ông cán bộ Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Định (Để làm hậu thuẫn cho ông Trần Tín Kiệt). Khi chúng tôi biết tin cuộc bảo vệ đặc biệt này đã tìm đến dự thì lại chứng kiến một khung cảnh lạ lùng. 14 giờ 30 theo đúng lịch thông báo, chiếc cửa sắt của phòng họp B vẫn đóng im ỉm. Ô. Trần Tín Kiệt, hiệu trưởng đồng thời là người hướng dẫn luận văn đi đi lại kiểm soát trước cửa ra vào nhà Trung tâm. Có đến ba vòng trong ngoài, lực lượng bảo vệ kiểm soát nghiêm ngặt người ra vào. Hai người khách bị chặn từ ngoài cổng. Ô. Lê Văn Phúc, Phó phòng Bảo vệ - Nội trú (người cùng với ô. Trần Xuân Cảnh tổ chức chia nóng tiền giữ xe theo Kết luận của Thanh tra Bộ) cho biết: “Chúng tôi thừa lệnh của hiệu trưởng cấm các nhà báo vào trường”, “còn đối với ai ngoài trường muốn dự cuộc bảo vệ luận văn này phải có giấy mời”. 16 giờ 45, sau hơn hai tiếng đồng hồ, cuộc bảo vệ mới bắt đầu và địa điểm được đánh tráo sang phòng Hội thảo, nơi người ra vào phải đi qua cửa phòng ô. Hiệu trưởng. Theo điều 11 Quy chế đào tạo Đại học và Sau đại học (QCĐTSĐH), có lẽ đây là “đề tài thuộc bí mật quốc gia”, cho nên mới có sự kiểm soát chặt chẽ về an ninh như thế! 2. Không cần tuân theo Quy chế, buổi bảo vệ luận văn vẫn tiến hành! Ông Nguyễn Văn Kính, trưởng phòng Đào tạo Đại học và sau đại học Trường Đại học Quy Nhơn trịnh trọng giới thiệu khách mời (Ô. Nguyễn Bá Trà, Ô. Đào Văn Xuân, đại diện Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Bình Định) và trịnh trọng đọc Quyết định thành lập Hội đồng (Chủ tịch Hội đồng: TS. Nguyễn Phúc Châu, Trưởng phòng Quản lí Khoa học, Học viện Quản lí giáo dục; Phản biện 1: PGS. TS. Hà Thế Truyền, Trưởng khoa Quản lí, Học viện Quản lí giáo dục; Phản biện 2: TS. Dương Bạch Dương, CBGD Khoa Tâm lí và Giáo dục học Trường Đại học Quy Nhơn; Thư kí: TS. Võ Nguyên Du, Trưởng Khoa Tâm lí và Giáo dục học Trường Đại học Quy Nhơn; Ủy viên: TS. Nguyễn Trọng Hậu, Trưởng Khoa Giáo dục Học viện Quản lí giáo dục. (theo Quyết định số 817/QĐ-ĐHQN ngày 11 tháng 8 năm 2008 do ông Trần Tín Kiệt ký). Lưu ý đây là luận văn có ba quyết định thành lập hội đồng. Trước đó là Quyết định số 355/QĐ-ĐHQN ngày 7/4/2008 và Quyết định 676/QĐ-ĐHQN ngày 20 tháng 6 năm 2008. Cũng như lần bảo vệ trước (12 tháng 5 năm 2008), chỉ sau 15 phút vừa công bố xong lí lịch khoa học và kết quả học tập của học viên, các giảng viên của Trường Đại học Quy Nhơn đã phát biểu về sự vi phạm quy chế trong việc tổ chức bảo vệ của luận văn này. Thứ nhất, đây là đề tài không thuộc bí mật quốc gia mà tại sao không công khai và được bảo vệ nghiêm mật. Thứ hai, điều 11 Quy chế nêu rõ, “số thành viên ở ngoài cơ sở đào tạo là hai người” mà tại sao lần này Hội đồng lại có đến 3 người ngoài trường. Thứ ba, ông Trần Tín Kiệt không “có phẩm chất chính trị, đạo đức và tư cách tốt” (điều 32), lập phiếu giả, kê khai thanh toán gian, chi tiêu tài chính tùy tiện mục đích để hưởng lợi cá nhân, vi phạm phẩm chất đạo đức của người đảng viên, vi phạm nguyên tắc quản lí tài chính và thiếu trung thực đối với đ/c của mình. Trong thời gian Kiểm tra của Đảng làm việc, ý thức tự giác của người đảng viên kém, quanh co đổ lỗi cho người khác, không thấy khuyết điểm của cá nhân. (Kết luận số 39/ KL-TV của UBDC Đảng 20/5/1993); vi phạm về trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản, lập dự toán phát sinh trước khi thi công, lập quỹ trái phép, sử dụng quỹ tùy tiện để vụ lợi với số tiền lớn, quà cáp biếu xén Thanh tra Bộ… (Kháng nghị số 56/KSTTPL của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định ngày 10/12/1994), điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ một cách tùy tiện, chia nóng tiền giữ xe, không nộp thuế kinh doanh dịch vụ, thu chi lệ phí trái phép, vi phạm quy chế đấu thầu gây thoát thoát tiền tỉ trong xây dựng, coi thường tính mạng của giảng viên, sinh viên … (Kết luận số 327/KL-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo 28/7/2008). Thứ tư, Ông Kiệt không phải là tiến sĩ “phù hợp với chuyên ngành” đào tạo mà lại hướng dẫn luận văn thạc sĩ? Bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, trưởng phòng Tổ chức Cán bộ và ông Nguyễn Văn Kính, trưởng phòng Đào tạo đại học và sau đại học làm thay việc của Hội đồng phản đối và cả thóa mạ những người phát biểu. Bà Triển cho rằng về đạo đức tư cách chính trị của ông Trần Tín Kiệt, UBDC Đảng đã trả lời. Còn ông Kính khẳng định ông được Vụ Đào tạo sau đại học chỉ đạo thành phần của Hội đồng “tối thiểu là 2 người ngoài trường, thậm chí 5 người càng tốt” (cả hai đều nói miệng, không có văn bản). Ông Châu chủ tịch Hội đồng nói, ông làm theo bản Kết luận của Bộ, ông Kiệt đủ tư cách hướng dẫn. Ông nhấn mạnh: đây là văn bản do GS. TSKH. Bành Tiến Long kí, nên nhớ đây là đương kim thứ trưởng! Theo quy trình bảo vệ, lẽ ra người hướng dẫn sẽ phát biểu sau khi học viên trả lời phản biện, nhưng mãi đến sau khi công bố điểm, ông chủ tịch Hội đồng Nguyễn Phúc Châu đọc giữa chừng bản Khuyến nghị của Hội đồng mới chợt nhớ và yêu cầu người hướng dẫn nhận xét quá trình làm việc của học viên (?!) Như vậy là Quy chế đào tạo sau đại học phải sửa đổi cho phù hợp với cuộc bảo vệ đặc biệt này. Ông Châu Minh Hùng, gv Khoa Giáo dục tiểu học nói, cứ theo lô gic này thì TS văn cũng có thể hướng dẫn đề tài toán và ngược lại! 3. Dấu hiệu bạo lực xảy ra và buổi bảo vệ luận văn thành diễn đàn tố cáo ông Trần Tín Kiệt Trong lúc học viên Nguyễn Ngọc Anh báo cáo tóm tắt, ông Trần Tín Kiệt, Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng đã đến áp sát ông Châu Minh Hùng đòi đập máy ảnh vì theo ông không được phép ghi hình. Ông Hùng thách cho ông đập, nhưng rất may hành vi bạo lực này mới mang tính chất khủng bố tinh thần chứ hành động chưa xảy ra! Hội đồng, các đại biểu của Ban tuyên giáo tỉnh ủy rất ngạc nhiên trước thái độ và lời lẽ thể hiện trình độ “quan trí” của nhà giáo ưu tú Trần Tín Kiệt! Sau khi học viên Nguyễn Ngọc Anh báo cáo tóm tắt nội dung đề tài, các phản biện và thành viên của Hội đồng ngợi ca hết mức giá trị của đề tài: tính trung thực trong khảo sát, tính lô gic chặt chẽ khoa học và tính khả thi. Tiến sĩ Cao Thị Huyền Nga, phó trưởng Khoa Tâm lí và Giáo dục học trường Đại học Quy Nhơn (người rút ra khỏi Hội đồng lần trước cùng với PGS. Đặng Quốc Bảo, giảng viên Học viện Quản lí Giáo dục) cho rằng phần khảo sát thống kê của đề tài không trung thực vì không đúng với thực trạng của Trường Đại học Quy Nhơn và thực trạng này cũng đã được nêu ra một phần trong bản Kết luận của Thanh tra Bộ. Các giảng viên đến dự (ông Châu Minh Hùng, gv Khoa Giáo dục Tiểu học, ông Nguyễn Thanh Hải, gv Khoa Giáo dục Chính trị, ông Trần Xuân Toàn gv Khoa Ngữ văn…) đã chỉ trích hàng loạt các sai phạm nghiêm trọng của ông Trần Tín Kiệt trong việc tổ chức bộ máy quản lí của nhà trường, tại sao luận văn lại né tránh? Rất mỉa mai, ông Châu Minh Hùng hoan nghênh tính lô gic chặt chẽ của đề tài. Trừ chương đầu mang tính sao chép các khái niệm; chương 2 thống kê về thực trạng bằng cấp, tuổi tác, giới tính của đội ngũ quản lí Trường Đại học Quy Nhơn; chương 3 đưa ra biện pháp: thiếu bằng cấp thì hợp thức hóa bằng cấp, tuổi già thì trẻ hóa, thiếu nữ thì tăng cường nữ. Tính khoa học của đề tài không bắt bẻ vào đâu được! Nếu đề tài này được đưa ra thực hiện và ông Nguyễn Ngọc Anh có “cơ may” làm hiệu trưởng, Trường Đại học Quy Nhơn của chúng tôi sẽ có thêm một ông Trần Tín Kiệt mới vì ông Trần Tín Kiệt sẽ truyền đạt lại kinh nghiệm quản lí độc đáo của ông! Không như lần trước “chưa sinh đã tử”, lần này, Hội đồng đã cứu sống luận văn ông Nguyễn Ngọc Anh bằng cách phớt lờ mọi ý kiến của những người quan tâm, cả học viên cũng không cần trả lời câu hỏi của người ngoài hội đồng. Sau buổi bảo vệ, TS. Cao Huyền Nga chia sẻ với TS. Nguyễn Phúc Châu: “Thầy đã hăng hái tiếp tay cho cái ÁC. Rất ngưỡng mộ thầy. J. Kenedy nói rằng chỗ nóng nhất ở HỎA NGỤC được dành cho những người luôn giữ sự trung lập trong những thời điểm khủng hoảng về ĐẠO LÍ!” Bấm vào đây để xem vidéo

2 nhận xét:

Unknown nói...

Vậy là sau vụ LV Nhã Thuyên, Trường ĐHQN đã có cơ lấy lại danh dự. Vì trường ĐHSP 1 Hà Nội đã là vế đối (bứng cây sống) của ĐHQN (trông cây chết). Quy Nhơn vạn tuế Quy Nhơn!!!!

Unknown nói...

không hiểu!!!