Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

KÍ TÚC XÁ ĐẠI HỌC QUY NHƠN VÀ DOANH NGHIỆP TỨ CƯỜNG


Kí túc xá Đại học Quy Nhơn là niềm tự hào để ông Bí thư đảng ủy kiêm Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt được thăng vinh Huân chương Lao động và Nhà giáo ưu tú. Một thời gian dài, sáu dãy kí túc xá này được quảng cáo rùm beng trên các phương tiện thông tin đại chúng: nó thuộc loại hoành tráng nhất nước, đủ chỗ cho trên 4.000 sinh viên nội trú, phương tiện hiện đại với mỗi phòng một tivi, có máy giặt, có internet miễn phí… Nói chung là tiêu chuẩn cỡ khách sạn 3, 4 sao! Trong sáu dãy kí túc xá ấy, chỉ có 2 dãy thuộc chương trình mục tiêu lấy từ ngân sách, còn lại được xây bằng vốn tự có của trường. Hiệu trưởng Kiệt đã dốc toàn bộ tiền phúc lợi vào các công trình này với hiệu quả kinh doanh năng suất tối đa, mỗi năm doanh thu trên 4 tỉ đồng, chưa tính các dịch vụ ăn theo như nhà ăn, căn tin ước tính doanh thu mỗi năm lên đến hàng chục tỉ. Và tất nhiên, sự ưu tiên hàng đầu vào nhu cầu ăn ở của sinh viên kéo theo một hệ lụy là: tiền dạy của giảng viên trường phải nợ một hai năm sau mới trả, giảng đường suốt mười năm không xây thêm một cái nào mới, giảng viên sinh viên phải học trong những toa lét được cải tạo chiều dọc ngắn hơn bề ngang, không bục giảng, mùa mưa nước xối trên đầu. Một nghịch lí khác, theo chính lời nhà giáo ưu tú Trần Tín Kiệt, hàng năm trường phải bù lỗ vào căn tin, kí túc xá, nhà ăn. Phải chăng, đấy cũng là lí do, ông cương quyết không chịu nộp thuế cho Nhà nước! Trò chuyện với ông Trần Văn Hỷ, cựu chiến binh đã từng làm việc trên mười lăm năm tại khu nội trú của trường, chúng tôi được biết thêm nhiều về cái thâm cung bí sử này. Hoạt động kinh doanh ở đây chủ yếu do người nhà ông Trần Tín Kiệt đảm nhiệm, cho nên phải bù lỗ thì cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Vậy là cả nhà Trần Tín Kiệt ăn hai lần lãi. Ông Hỷ nói: “Sự kinh doanh ở đây man rợ đến mức, đến mùa thi, ông Trần Xuân Cảnh, ông Ngô Văn Phúc tìm cách cắt nước buộc sinh viên phải xuống căn tin mua nước khoáng mà uống”. “Nhân đạo gì đâu, điện thoại, internet, máy giặt, tất tần tật đều là dịch vụ, một thứ dịch vụ tàn bạo. Đến mức, sinh viên bắt máy gọi đầu dây bên kia dù không nhấc máy vẫn phải trả tiền; internet bên bưu chính mắc miễn phí, còn sinh viên nào muốn truy cập phải mua thẻ giá cao; một tuần, vài tháng, ông Phúc ra lệnh đổi chỗ, tầng trên xuống tầng dưới, tầng dưới lên tầng trên, sinh viên nào muốn ở tầng dưới phải đóng 200.000 đ; nghỉ tết, nghỉ hè muốn gửi đồ lại kí túc xá mỗi sinh viên phải đóng từ 20.000 đ đến 40.000 đ; tivi thì hỏng liên tục, sinh viên muốn xem phải đóng tiền 60.000đ cho mỗi lần sửa và một năm sửa đi sửa lại không biết bao nhiêu lần”. Ông Hỷ cam đoan những điều ông nói là sự thật. Ngay cả đội ngũ bảo vệ như ông cũng bị bóc lột đến trắng trợn. Các ông được lệnh dọn ống cống, một tuần liền vật lộn với cứt đái, kết quả thanh toán, các ông chỉ được có mấy chục ngàn đồng vì phải trừ phần trăm cho hiệu trưởng và còn phải chiêu đãi thịt chó cho ban quản lí kí túc xá! – ông Hỷ cay đắng nói. Để khỏi mang tiếng quan liêu như lời ông Kiệt hôm giải trình ngày 2/4, chúng tôi đi vào tận nơi sinh viên ăn ở để tìm hiểu thực chất. Thì ra cái vỏ bên ngoài hoành tráng và màu mè như thế nhưng bên trong thì chật chội đến nghẹt thở, công trình mới nghiệm thu mà đã mục nát, tường có chỗ đã bong ra, khi gắn ti vi phải khoan xuyên tường, công trình vệ sinh thì nước bẩn từ tầng trên thấm chảy xuống tầng dưới. Vụ tai nạn của sinh viên tên Duy khoa Toán là do cái lan can thấp ngang bẹn. Sinh viên này học khuya ra lan can vươn vai và chống tay bị hụt và cắm đầu từ tầng năm xuống đất chết tươi. Ông Trần Văn Hỷ cả quyết, em Duy không phải mộng du hay tai nạn thường tình mà chết oan, nhưng cho đến nay vẫn không có ai chịu trách nhiệm về cái chết này. Nó cũng giống như cái chết oan của một sinh viên treo cổ tự vẫn tại sân thể thao cách đây vài năm chỉ vì lí do đơn giản: ông Trần Xuân Cảnh, trưởng phòng Bảo vệ - Nội trú ép cung vì chuyện mất cắp một chiếc xe đạp làm cho em sinh viên này phải tự vẫn. Ông Hỷ nói sẵn sàng ra làm chứng về hai cái chết trên. Gặng hỏi nhiều lần, một vài sinh viên khoa Hóa mới dám nói (vì sợ ông Cảnh, ông Phúc trừng trị): “Ở đây chúng em đụng cái gì cũng phải đóng tiền, nhiều khoản đóng tiền một cách vô lí: tiền sửa tivi, tivi dỏm thì trường phải chịu trách nhiệm chứ; rồi tiền chổi, tiền sô, chậu… theo hợp đồng nhà trường phải cung cấp. Chẳng hạn như cái sô nước này – sinh viên chỉ cho chúng tôi cái sô cũ mèm đã dùng năm bảy năm rồi – lẽ ra kí túc xá phải mua sắm lại cho đúng hợp đồng, chúng em muốn thay nó cũng phải đóng tiền, bóng điện cháy họ không cho chúng em mua, phải nộp 50.000 đ để họ đi mua lắp cho…”. “Ác lắm thầy ơi, tụi em con gái, ở chung chật chội thế này, chúng em phải căng ri đô để thay quần thay áo, thế là ông Cảnh, ông Phúc đi thu hết. Đầu năm các ông ấy thu có đến hàng ngàn cái, không biết nộp cho trường để các thầy đem về dùng hay cho cá nhân các ông ấy đem bán hay làm của riêng. Nếu đem phân phát cho mỗi thầy một chiếc thì chúng em chẳng nói làm gì” – Một em sinh viên không biết mỉa mai hay thật thà mà nói thế. “Ác nhất là một bạn sinh viên ốm, bạn nó nấu cháo vừa chín tới, vừa múc ra bát, bạn vừa bưng lên chưa kịp đưa vào miệng đã bị ông Phúc đi kiểm tra phát hiện và giật lấy rồi trút vào sọt rác!”. Chúng tôi hỏi: “sao các em không ra ngoài thuê nhà mà ở?”. “Ở đất Quy Nhơn này ra ngoài thuê nhà bất tiện lắm thầy ơi, bất tiện đi lại, bất tiện ăn uống và cả chuyện học hành thi cử nữa. Thôi đành đi tù bốn năm vậy!”. Chúng tôi kiểm tra hàng loạt các công trình vệ sinh trong cả sáu dãy kí túc xá thì gần như đến 90% bị hư hỏng nặng. Phòng nào các em cũng phải dùng áo mưa giăng lơ lửng trên đầu để hứng nước bẩn từ tầng trên chảy xuống. Và phía đầu các cánh cửa, những chiếc tivi hiệu LG 14 inch do Doanh nghiệp Tứ Cường cung cấp mới một vài năm đã gỡ đi gần hết, chỉ còn lại những sợi dây loằng ngoằng. Khi gặp ông chủ doanh nghiệp Tứ Cường, ông này cho biết, đơn giá mỗi chiếc tivi là 9.000.000 đ. Nhưng đến lúc chúng tôi đến tận xưởng lắp ráp Tứ Cường xin được xem hóa đơn thì con trai ông là Lê Quang Tiêu (hiện đang làm việc tại Trung tâm thí nghiệm thực hành của trường, cùng với ông Lê Đình Hậu, phó giám đốc Trung tâm chuyên xử lí những chiếc tivi hỏng từ kí túc xá thải ra) đã từ chối không cung cấp, lại còn sẵn giọng khủng bố: các anh dám mạo danh nhà báo phải không? Nghe nói trong một cuộc họp đảng ủy, ông Trần Tín Kiệt đã mang lá đơn tố cáo của Tứ Cường về tội mạo danh nhà báo của ông Hùng, ông Hải ra đọc trước mọi người để khủng bố. Tội này rất nặng, nhưng không hiểu tại sao cho đến nay vẫn chưa thấy hai ông này bị truy tố trước pháp luật! Còn hai ông này thì đang nắm toàn bộ bí mật làm ăn của Doanh nghiệp Tứ Cường với ông Trưởng phòng Quản trị Thiết bị Lê Xuân Hải! Ảnh 1: Một dãy kí túc xá hoành tráng Ảnh 2, 3: Trưởng phòng Trần Xuân Cảnh và phó phòng Ngô Văn Phúc Ảnh 4, 5: Phòng chật chội ngột ngạt, sv phải ra ngoài cầu thang ngồi học Ảnh 6: Công trình vệ sinh được giăng áo mưa Ảnh 7: Tivi biến mất chỉ còn những sợi dây loằng ngằng Ảnh 8,9: Xưởng lắp ráp tivi Tứ Cường Ảnh 10: Tivi do Tứ Cường cung cấp được vài năm thì nhốt vào kho Trung tâm thí nghiệm thực hành cho ông chủ con là Lê Quang Tiêu xử lí thành đồ thí nghiệm

Không có nhận xét nào: