Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

ĐINH TÚ LAN ĐƯỢC QUYỀN ĂN CẮP CÔNG QUỸ MỘT CÁCH TỰ DO?


NHẬT BÁO
Trường Đại học Quy Nhơn quả là một vương quốc được phép đặt ngoài vòng pháp luật! Nếu không phải thế thì công lí của đất nước này không còn đáng tin cậy nữa! Việc bà Đinh Tú Lan, Phó phòng Hành chính – Tổng hợp, em vợ ông bí thư đảng ủy kiêm hiệu trưởng Trần Tín Kiệt, lợi dụng quen biết với Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngay trong lúc Thanh tra đang thanh tra tại trường đã ăn cắp công quỹ của nhà trường đến 35.800.000đ. Vụ việc này đã được báo chí phanh phui và công an tỉnh đã vào cuộc điều tra thu thập đầy đủ chứng cứ nhưng cho đến nay đã gần một năm mà vẫn chưa chịu khởi tố.

MỘT LUẬN VĂN CHƯA SINH ĐÃ TỬ


Hưng Thịnh

Giữa lúc các vụ việc bê bối của nhà trường còn ngổn ngang chưa được giải quyết thì mới đây cũng tại ngôi trường này lại xảy ra một sự kiện hy hữu làm chấn động cán bộ, giảng viên và sinh viên toàn trường: Lần đầu tiên một luận văn tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành quản lý giáo dục của một học viên đang là cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Trường đã bị khai tử ngay từ lúc chưa sinh ? BUỔI BẢO VỆ CÓ MỘT KHÔNG HAI Đường đường là Phó Bí thư Đảng uỷ của một Trường đại học, lãnh đạo hàng trăm cán bộ, đảng viên có học hàm học vị, nhưng ông Nguyễn Ngọc Anh vẫn còn lủi thủi với tấm bằng đại học tại chức.

BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC TRIỂN - TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM SAI LỆCH KẾT QUẢ BẦU CỬ

Nhật báo
Về việc tấn phong nhà giáo ưu tú cho ông Trần Tín Kiệt, Thanh tra Bộ kết luận: Trường ĐHQN cơ bản đã thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày 20/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện còn một số sai sót nhưng không ảnh hưởng đến kết quả xét tặng. Kết quả xác minh của Thanh tra Bộ chỉ dựa vào các văn bản và phiếu tín nhiệm cho nên mới có một câu kết luận chiếu lệ như trên. Đối chiếu với Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày 20/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi thấy không chỉ ông Kiệt tự tổ chức Hội đồng xét tặng nhà giáo ưu tú cho mình sai mà nhận thức của Thanh tra Bộ cũng sai. - Về tổ chức Hội đồng, Trường Đại học Quy Nhơn trực thuộc Bộ, chỉ được quyền thành lập Hội đồng cấp cơ sở, chứ không phải là Hội đồng sơ duyệt như trong Quyết định của ông Kiệt hay Hội đồng xét tặng như Thanh tra Bộ hiểu. Thành phần Hội đồng theo bản Kết luận của Thanh tra gồm có: “đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban, các tổ chức trong trường” cũng sai, vì trong đó chỉ có quan chức do ông Kiệt tự dựng lên (bổ nhiệm sai quy trình), thiếu “đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua, đại diện Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm ủy viên” (mục III, 1a). -Về quy trình, có thể “ngày 1/4/2006, Trường ĐHQN đã có công văn gửi các đơn vị để phổ biến kế hoạch và các bước tiến hành bầu danh hiệu trên”, nhưng nhiều khoa không phổ biến và nhiều người không biết đến công văn này. Vì thế, lẽ ra phải “Họp toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị nghiên cứu quy định hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; trên cơ sở nắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn” và “Toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị trao đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm được công bố công khai trong đơn vị”; “đối với các trường cao đẳng, đại học có thể tổ chức cho cán bộ, giảng viên bỏ phiếu tín nhiệm tại các khoa”. Đằng này ông Kiệt, hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, trưởng phòng TCCB đã làm theo quy trình ngược: “Ngày 22/5, Hội đồng xét duyệt họp bỏ phiếu giới thiệu Hiệu trưởng, tiến sĩ Trần Tín Kiệt (tỉ lệ đồng ý 27/27 = 100%). Ngày 22/5 Hội đồng có công văn gửi thông báo ý kiến giới thiệu của Hội đồng để các đơn vị bỏ phiếu thăm dò, chiều 23/5 kiểm phiếu thăm dò. Theo biên bản kiểm phiếu số phiếu phát ra là 630, số phiếu thu vào là 622, số phiếu hợp lệ là 622, có 622 người bỏ phiếu nhất trí giới thiệu ông Trần Tín Kiệt” (trang 11, KLTT). Rõ ràng, về mặt nhân sự, ứng cử viên Trần Tín Kiệt được dí từ trên xuống, chứ không phải giới thiệu từ dưới lên. Về mặt thời gian, từ chiều 22/5 công văn đưa xuống khoa đến chiều 23/5 kiểm phiếu chỉ có nửa ngày. Chúng tôi có nhận xét như sau: + Không có một cuộc họp nào phổ biến kế hoạch và các bước tiến hành bầu danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, thì làm sao cuộc bỏ phiếu này chính xác, đúng đối tượng? + Một hội đồng không đúng thành phần do chính ông Kiệt thành lập và tự giới thiệu ông thì làm sao khách quan, trung thực, trong khi ở dưới các đơn vị không được phép giới thiệu lên? + Lí lịch, thành tích của ông Kiệt chưa bao giờ niêm yết công khai (chỉ kẹp theo bản thông báo số 280/CV-TCCB ngày 22/5/2006 gửi xuống khoa) làm sao mọi người biết hoặc có thời gian để “so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn” mà bỏ phiếu tín nhiệm. Trong khi bản Thành tích này đã che giấu một lí lịch bất hảo mà tiêu chuẩn nhà giáo ưu tú không cho phép: “lập phiếu giả, kê khai thanh toán gian, chi tiêu tài chính tùy tiện mục đích để hưởng lợi cá nhân, vi phạm phẩm chất đạo đức của người đảng viên, vi phạm nguyên tắc quản lí tài chính và thiếu trung thực đối với đ/c của mình. Trong thời gian Kiểm tra của Đảng làm việc, ý thức tự giác của người đảng viên kém, quanh co đổ lỗi cho người khác, không thấy khuyết điểm của cá nhân.” (Kết luận số 39/ KL-TV của ĐUDC Đảng 20/5/1993); vi phạm về trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản, lập dự toán phát sinh trước khi thi công, lập quỹ trái phép, sử dụng quỹ tùy tiện để vụ lợi với số tiền lớn, quà cáp biếu xén Thanh tra Bộ…” (Kháng nghị số 56/KSTTPL của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định ngày 10/12/1994). + Thời gian từ chiều 22/5 đến chiều 23/5 đúng vào thứ hai và thứ ba, bao nhiêu cán bộ giảng dạy hoặc bận lên lớp hoặc coi thi mà kéo đâu ra tới 622 / 775 người đi bỏ phiếu. Trong khi ở Trường ĐHQN chưa có cuộc họp toàn thể nào (dù được lên lịch trước cả tuần) đạt đến 2/3 số lượng ấy. Chúng tôi, những người quan tâm đến ông Kiệt có biết và có đi bỏ phiếu hôm ấy, nhưng chúng tôi đã gạch bỏ ông Trần Tín Kiệt thì làm sao có 100%? Tôi khẳng định, vì phiếu này không được kiểm công khai và mẫu phiếu không để lại chữ kí nên đó toàn là phiếu giả! Những sai phạm như thế mà “không ảnh hưởng gì đến kết quả xét tặng” thì chúng tôi cũng chào thua tư duy của các nhà lãnh đạo! Chỉ cần dựa vào một trong những sai phạm được đưa vào bản Kết luận này cũng đủ khẳng định Trần Tín Kiệt không xứng đáng với danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Nếu xem việc bỏ phiếu tín nhiệm là một hình thức bầu cử nghiêm túc thì việc này không chỉ “ảnh hưởng” hay “không ảnh hưởng” đến kết quả mà còn rơi vào “Tội làm sai lệch kết quả bầu cử” (điều 127, Luật Hình sự). Bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ sẽ là người chịu trách nhiệm hình sự về tội này!

Thứ Sáu, 10 tháng 10, 2008

GIỚI THIỆU BẢN LUẬN CHỨNG TỘI PHẠM TRẦN TÍN KIỆT

Trần Tín Kiệt sinh năm 1950, nguyên quán Phù Mỹ, Bình Định. Chức vụ: nguyên Phó Hiệu trưởng (1991 – 1999) và đương kiêm Bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng (1999 – 2008) Trường Đại học Quy Nhơn. Trình độ chuyên môn: Tiến sĩ chuyên ngành Giải tích. Thành tích: Huân chương lao động hạng ba và nhiều bằng khen, giấy khen. Danh hiệu: nhà giáo ưu tú. Một con người có nhiều chức vụ và bề dày thành tích như thế nhưng lại từng có tiền sự và chồng chất hàng loạt những sai phạm về hành chính lẫn hình sự. Đây là hậu quả của những nghịch lí trong cơ chế quan liêu, thành tích chủ nghĩa: đối tượng đã lợi dụng quyền tự chủ biến thành sự độc đoán chuyên quyền, dối trên lừa dưới, còn một số lãnh đạo cấp trên thì thiếu sự kiểm soát cần thiết hoặc dung túng bao che. Tội ác, nói như La Fontaine, như quả bóng tuyết càng lăn càng to. Trần Tín Kiệt đã một lần lọt lưới pháp luật, cho nên thủ đoạn phạm tội của y ngày một ranh ma xảo quyệt và trắng trợn hơn. Hiện nay, đã có hàng loạt các đơn thư khiếu nại tố cáo của cán bộ giảng viên, sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn và trên 60 tin bài phản ánh tiêu cực của các tờ báo uy tín vạch trần tội ác của Trần Tín Kiệt và đồng phạm, nhưng bất chấp dư luận, Trần Tín Kiệt vẫn tiếp tục những sai phạm và tự do hoành hành ngoài vòng pháp luật. Không khí bức xúc của quần chúng, đảng viên trong Nhà trường đã ở mức nóng bỏng, nhưng các cơ quan chức năng vẫn thờ ơ và thậm chí tìm cách xuyên tạc, chỉ trích những chiến sĩ dũng cảm đấu tranh chống tiêu cực. Bản Kết luận của Thanh tra Bộ và thái độ của Tỉnh ủy Bình Định đến lúc này thể hiện phần nào điều đó. Chúng tôi, những công dân tôn thờ lí tưởng của Đảng, sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật không thể khoanh tay chấp nhận một hiện thực phi lí như thế. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 3 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X nêu rõ: “Tham nhũng, lãng phí vẫn diễn ra nghiêm trọng ở nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều lĩnh vực với phạm vi rộng, tính chất phức tạp, gây hậu quả xấu về nhiều mặt, làm giảm sút lòng tin của nhân dân, là một trong những nguy cơ lớn đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta”. Công điện 1186/CĐ-TTg ngày 1/8/2006 của Thủ tướng Chính phủ đề nghị: “Khẩn trương ban hành và chỉ đạo thực hiện chương trình hành động thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng, chương trình hành động thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong bộ, ngành địa phương mình theo Luật Phòng, chống tham nhũng, Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và chương trình hành động của Chính phủ”. Chúng tôi đã được nghe nhiều về những điều này trong các buổi học tập chính trị, nhưng nói như L. Tolstoy: “Bất cứ nơi nào những lời dạy của giáo lí hiện hữu được dạy một cách lạnh lùng và hình thức, được hỗ trợ bởi bạo lực thì những lời dạy đó không phải là một phần của đời sống của những con người và những mối quan hệ giữa họ”. Chiến thắng duy nhất của cái ác là những người lương thiện không làm gì cả. Chúng tôi cùng với hàng vạn quần chúng giảng viên và sinh viên quyết đem toàn bộ sức lực và trí tuệ, tính mạng và tài sản đấu tranh đến cùng để bảo vệ công lí và chính nghĩa! Bản Luận chứng này là công lao của hàng vạn cán bộ giảng viên, sinh viên Trường Đại học Quy Nhơn đã âm thầm thu thập chứng cứ để vạch trần tội ác của tên “giặc nội xâm”, mặc dù bao nhiêu năm nay, mọi thông tin về những hoạt động quan trọng của Trường hoàn toàn bị bưng bít. Các tác giả của bản Luận chứng chỉ là người hệ thống hóa và biên soạn theo tinh thần ý nguyện của quần chúng với tinh thần tiên phong trong cuộc chiến đầy phức tạp và nguy hiểm này. Đây cũng là bản phản biện toàn bộ những nội dung Kết luận của Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo với mục đích làm cho đối tượng phạm tội và đồng bọn phải tâm phục khẩu phục trên mặt pháp lí, đồng thời rửa mối nhục cho hàng vạn trí thức bị áp bức bóc lột suốt chín năm qua. Tất nhiên, bản Luận chứng được làm trong một thời gian ngắn (sau khi có Kết luận Thanh tra Bộ), cho nên không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định. Và hiển nhiên, đây chỉ là một phần của sự thật trong hàng ngàn những sai phạm tại “vương quốc” không có pháp luật này. Nhật báo xin công bố từng phần bản luận chứng 50 trang này.
Quy Nhơn ngày 7 tháng 9 năm 2008 CÁC TÁC GIẢ

SAI PHẠM NGHIÊM TRỌNG Ở ĐẠI HỌC QUY NHƠN (Sai lầm, bao biện, dung túng, bao che. . . nhìn từ góc độ xâu chuỗi)

Nguyễn Thanh
Những sai phạm, ngay đến kẻ theo chủ nghĩa hoài nghi cực đoan nhất cũng phải đành thúc thủ, ở Trường Đại học Quy Nhơn bắt nguồn từ cá nhân con người Trần Tín Kiệt đã được cảnh báo công khai tại Hội nghị cán bộ công chức trường tháng 10 năm 2007. Có lẽ chưa có một hiện tượng tiêu cực nào lại thu hút công luận với một hoạt động sôi nổi liên tục trong 4 tháng qua gồm 60 bài báo (của đầy đủ các tờ báo uy tín nhất trừ báo Giáo dục và Thời đại) như thế. Toàn bộ những khuất tất đã được phanh phui, không còn một hành vi bất lương của kẻ trên danh nghĩa thủ lĩnh của một cơ quan giáo dục và đào tạo nào không được phô diễn. Nó mạnh mẽ và kiên cường đến mức Bộ Giáo dục và Đào tạo dù lần lữa mãi rồi cũng phải phái một đoàn thanh tra dở dơi dở chuột vào để vỗ yên dư luận (!?). Cho đến giờ này, tất cả các nỗ lực của Bộ cùng với cuộc đấu tranh của công chúng thông qua những hành động bộc phát của một số cán bộ giáo viên trường Đại học Quy Nhơn đã trở thành công cốc: những dũng sĩ và chàng khổng lồ đã ghé vai vác đá rồi thì cũng chỉ để nó lại giữa đường (!?).
Trần Tín Kiệt vẫn ngang nhiên chà đạp lên tất cả, kể cả Bộ, và nhởn nhơ với một thái độ hằn học, công phẫn, đập phá, trả thù . . . Các cơ quan chức năng của tỉnh Bình Định có lẽ cũng không muốn làm gì cả, phần vì “sợ oai” của ông Kiệt, phần vì không nỡ đụng chạm vào quá khứ “đánh chuột vỡ bình”. Họ giữ gìn truyền thống vốn dĩ “đèn ai nấy rạng”. Đại học Quy Nhơn tiếp tục tình trạng “quan xa sai nha gần”, đám quan chức “theo voi ăn bã mía” tiếp tục làm ngơ cho ông Kiệt ra đòn... Đâu là nguyên nhân của tình trạng thảm hại không thể tệ hơn ở Đại học Quy Nhơn? Mười năm trước, từ một gã có tiền sự, được tân trang đánh bóng bởi thực trạng hèn kém cùa Đại học Sư phạm Quy Nhơn khi ấy, và với sự hậu thuẫn của GSTS Vũ Ngọc Hải – khi ấy là vụ trưởng Vụ TCCB, ông Kiệt đã chiến thắng mà chỉ xây sát chút ít: nợ lại tấm bằng PTS. “Ngôi thiêng” thế là đã trở thành chiến lợi phẩm của sự lừa dối! Cả Đại học Sư phạm Quy Nhơn kính cẩn khom mình thuần phục và lệ thuộc vào ông ta như một thói quen, không chút mảy may nghi ngờ về sự trong sáng sạch sẽ của thứ đạo đức vỉa hè sau cơn mưa lớn... Hai năm đầu nhiệm kỳ Hiệu trưởng I, ông Kiệt đã thành công trong việc duy trì một quán tính về tốc độ phát triển mà chủ yếu là xây dựng cơ sở vật chất với những khuôn viên trồng cây xanh... Song, việc đốn gục cây me cổ thụ và việc “đánh chó đến tận chân tường” đối với ông Kính đã khiến những người có “tâm kính” lẳng lặng tránh ra. Việc sử dụng các “hung thần” và gia nhân tất nhiên các “trung thần” phải xô dạt . . Một số cán bộ có nhân cách cố gắng giữ gìn vị thế của mình để cản trở tốc độ phi mã của sự tha hóa, vất vả chống đỡ để con thuyền khỏi ụp. Công chúng ở Đại học Sư phạm Quy Nhơn vốn bệnh sĩ thâm căn của kẻ sĩ dẫu không tán đồng việc ông Kiệt làm, song cũng thiếu cơ sở để đấu tranh, lại sống rải rác và phân tán trong các công việc mưu sinh lâu dần rồi cũng rơi vào thói quen quan niệm “tránh đâu” để tự an ủi !!! Các năm 2001, 2005, 2006, 2007 thông qua các kỳ tuyển dụng ông Kiệt khéo léo cài cắm tay chân vào những vị trí nhạy cảm (mà Kết luận thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo đánh tráo thành “vị trí lãnh đạo”), để khống chế toàn bộ hoạt động trong trường. Và cùng với các lần “di quan”, “đảo quan”… cái cơ chế dân chủ ở nhà trường coi như bị bóp chết. Việc ông Nguyễn Văn Phú nghỉ hưu, chức Bí thư Đảng ủy nghiễm nhiên rơi vào tay ông Kiệt. Việc cuối cùng của thâu tóm quyền lực là ông ta củng cố vị trí số 2 của ông Nguyễn Ngọc Anh – một trưởng phòng Tài vụ khi ấy không chút mảy may nghiệp vụ. Toàn bộ hoạt động lãnh đạo của ông này dựa vào vốn tri thức Sinh học hệ Cao đẳng và Luật Nhà nước hệ tại chức vô tiền… Đến đây thì hầu như tất cả chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đến với công chúng có học chỉ là hình thức. Ủy ban Kiểm tra Đảng tỉnh Bình Định đã nhiều lần tiến hành kiểm tra cái hình thức chết cứng này dựa theo đơn thư tố cáo ẩn danh đã đưa về cho Tỉnh ủy những kết luận “không có vấn đề gì cả”! Tội ác như quả bóng tuyết càng lăn càng to … Các quan án sát Bộ Giáo dục và Đào tạo “thảng hoặc” ghé qua theo định kỳ chỉ chăm chăm vào chiếc phong bì… rồi thì đâu vào đấy cả. Căn cứ vào “Kết luận thanh tra” số 327, ngày 28 tháng 7 thì những sai phạm của ông Kiệt (mà quan thanh tra uốn lưỡi thành của Trường Đại học Quy Nhơn) chỉ xảy ra từ năm 2004. Còn thì trước đó, ông ta như vị thánh sống, trong sáng, thanh tao? Nhận “mật lệnh”, thanh tra công minh giống “thiên lôi chỉ đâu đánh nấy” còn thì trước đó không có chứng cứ nên ông Kiệt “không có vấn đề gì”. Đúng là thanh tra phải dựa vào chứng cứ, song đoàn thanh tra do ông Phạm Văn Tại làm trưởng đoàn này lại từ chối các chứng cứ và thô lỗ từ chối cả người đến cung cấp chứng cứ ... Kết luận của họ lại đòi xử lý người tố cáo sai hoặc không chính xác, ví dụ: Ai nói ông Kiệt che giấu bằng cấp cho vợ ? Ai tố ông Kiệt xét tuyển vợ mình vào ngạch chuyên viên ? Thực ra vợ ông Kiệt có cái bằng cấp nào đâu mà che với giấu! Chưa học xong THCS bà này đã phải lao động mưu sinh, năm 2005 mới tốt nghiệp Trung học tại chức ngành tài chính kế toán. Nhờ trời, mọi chuyện suôn sẻ tháng 8 này bà thi tốt nghiệp đại học tại chức Kế toán. Thanh tra cũng xác minh bà vợ ông Kiệt về trường năm 2001. Như vậy chả hóa ra bà này được vào biên chế nhà nước tại trường ĐHSPQN chỉ với cái bằng tốt nghiệp THCS nhưng chưa được cấp có thẩm quyền ra quyết định ư? Thanh tra Bộ nói rằng bà này có hệ số lương 3,86 (QĐ 25- 13/08/2007). Đáng lẽ các ông bà thanh tra chống mắt lên đọc các Quyết định 222 (09/11/2004), 226 (29/11/2004), 82 (09/05/2005) ... để thấy chức vụ chuyên viên, thành viên hội đồng tuyển sinh các hệ ... của bà vợ ông Kiệt thì lại hồ đồ “dí” kết luận thanh tra cho Thứ trưởng Bành Tiến Long ký đại. Nếu Thứ trưởng Bành Tiến Long mà biết được rằng bà vợ ông Kiệt học đại học tại chức Kế toán ban ngày (chứ không phải ban đêm) từ năm 2004 đến nay bà đã vừa làm (vì vẫn nhận đủ lương) vừa học (vì vẫn được xét lên lớp đều đặn) thì thanh tra các ngài có dám ép chúa mình ký đại được không. Các ngài to gan “dám múa rìu qua mắt thợ” cơ đấy! Còn nếu căn cứ vào lời của trưởng phòng TCCB – bà Nguyễn Thị Ngọc Triển – chủ bút “tờ rơi” ở ĐHQN do nhóm “đại gia tri thức” PGS.TS Nguyễn Văn Kính và TS Phan Thanh Nam biên soạn: “quan điểm của nhà trường đối với nhân viên phòng ban trong nhà trường cần năng lực hoàn thành tốt công việc là chính chứ không nhất thiết phải có bằng cấp cao là quan điểm quản lý đúng đắn đầy hiệu quả” thì điều này có nghĩa là gì ? Sự thừa nhận năng lực thực tế chứ không nhất thiết có bằng cấp cao tại một cơ quan giáo dục đào tạo thì tiêu chí đánh giá một năng lực thực tế phải chăng sẽ dựa vào “Kết luận thanh tra” ở phần IV mục 1.4. Sự “bao che” trên đây trước hết là bao che cho vợ hiệu trưởng Kiệt ... Thế đây có phải là sự “vạch áo cho người xem lưng” của nhóm đại gia quyền lực và trí thức? Thảo nào thanh tra công minh thừa nhận việc tuyển các lão nông vào làm công việc của các nhà khoa học ở Trung tâm thực nghiệm nông lâm Nhơn Tân là đúng (!?) Và còn đây nữa, biên chế nhà trường tuyển đúng (xem Kết luận thanh tra, tr. 4): “Việc xét tuyển công chức của trường đều thông qua các kỳ thi tuyển, có Thanh tra Bộ GD&ĐT giám sát nhằm chọn cán bộ, công chức có phẩm chất, có năng lực chuyên môn cao” (tr. 4, tờ rơi phát tán ở ĐHQN) thì năng lực chuyên môn cao được đo bằng cái gì? Phải chăng bằng cái gật gù của Thanh tra Bộ !!! Thế còn phẩm chất cán bộ? Bà Đinh Tú Lan – phó phòng HCTH, em vợ ông Kiệt – khai khống chứng từ rút 20.000.000 đ trên tổng 43.800.000đ được xác định bằng lời dọa của bà ta là “đây của chị Hà” (Lương Thị Thu Hà – thanh tra viên theo QĐ 2594 QĐ/BGD&ĐT đang thanh tra tại ĐHQN tại thời điểm đó). Kính thưa các vị hiệu trưởng khả kính trong các trường đại học nước ta: “Có vị hiệu trưởng nào ở một trường đại học trong nước dành hai buổi trong một tuần làm việc để tiếp cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường? Trong khi đó hiệu trưởng trường ĐHQN đã dành hai buổi của lịch hàng tuần để tiếp cán bộ và sinh viên”.(tr 4 – tờ rơi – Nguyễn Thị Ngọc Triển nói năng lủng củng thế đấy). Logic của vấn đề là ngoài Hiệu trưởng của chúng tôi, còn thì các vị là quan quan liêu cả đấy! Nhưng các quý vị đừng phiền lòng vì ông Kiệt khi là Hiệu trưởng lúc “danh chính ngôn thuận” dành hai buổi trên lịch tuần thôi! Vì một năm ông ta có tới ... 500 ngày đi công tác lận! Với mức dự tính công tác phí 2008 ở trường tôi, tổng số tiền là 834.372.800đ thì riêng ông Kiệt phải đi công tác 500 ngày, mỗi ngày 1.000.000đ thì mới hết phần dự chi cho ông ấy! Ấy thế mà Thanh tra Bộ GD&ĐT cũng kết luận bừa: “Kiểm tra biên bản ghi các cuộc họp của nhà trường từ năm 2000 đến nay, việc ghi chép lưu trữ các cuộc họp được thực hiện đầy đủ. Qua nội dung các bản báo cáo cho thấy ... hàng tháng có 2 – 3 cuộc họp ... Như vậy, qua kiểm tra hồ sơ, sổ sách ghi biên bản, nghị quyết các cuộc họp hội nghị thấy nhà trường đã thực hiện việc công khai dân chủ” (tr. 9 – Kết luận thanh tra – ai dạy viết văn cho người chắp bút kiểu này không biết ?). Kính thưa các vị Hiệu trưởng, các vị thấy điều gì nếu một tuần hai buổi tiếp CBSV là có…, thì Thanh tra Bộ GD&ĐT lợi dụng khi thi hành công vụ đã ém nhẹm các biên bản các cuộc tiếp kiến này. Vả chăng Hiệu trưởng tiếp nước CBSV tuần hai lần trong phòng Hiệu trưởng hay ở một quán nước nào? Ông Hiệu trưởng trường chúng tôi “quản lý gần 900 CB-GV-CNV với nhiều thành phần thì không thể giải quyết công việc làm hài lòng tất cả mọi người được” (tr. 5 – tờ rơi). Không phải tất cả thì có phải là một số không nhỉ ? Vậy là ông ta chỉ làm hài lòng một số ... “hợp với sự phát triển chung của toàn trường là tốt” (tr. 5 – tờ rơi). Vậy trường này là do một số người quy định chiều hướng phát triển của nó. Thế mà Thanh tra Bộ GD&ĐT dựa vào những báo cáo tương tự như thế để kết luận dân chủ hay không dân chủ ở ĐHQN có hồ đồ không cơ chứ! Kính thưa các quý báo! “Tờ rơi” do nhóm “cận thần” của Hiệu trưởng biên tập đã “phẫn nộ” phê phán báo giới như Thanh niên (12/4), Tuổi trẻ (13/4) và kết tội đưa tin sai lệch về trường. Ở đây họ cùng hội cùng thuyền với Thanh tra Bộ GD&ĐT gọi ông Kiệt là “Nhà trường” rồi “vơ đũa cả nắm” lôi các “Tổng biên tập” vào cuộc: “Việc báo chí trở thành công cụ của một số người (ý nói những người ngoài nhóm ông Kiệt ?) là một điều đáng xấu hổ của báo chí ấy ... một tổng biên tập sâu sắc là một người không nên để điều ấy xảy ra trong chính tòa báo của mình” (tr. 6 – tờ rơi). Họ phẫn nộ vì thành tích của nhà trường là tuyệt đối quan trọng. Phê phán ông Kiệt là phê phán nhà trường. Các quý báo hãy coi chừng “chẳng lẽ Chủ tịch nước trao tặng nhà trường Huân chương Độc lập hạng ba nhân kỷ niệm 30 thành lập và trưởng thành là việc làm bừa bãi” (tr. 5 – tờ rơi). Một khi đã sai phạm thì không thể không như gái tham ăn vụng bị chồng lật tẩy, lúc ấy bao biện sẽ trở thành cứu cánh cho cái bản năng sống hèn. Có gì hiệu quả hơn nó để cứu vớt an nguy ... Dưới sự chỉ đạo của ông Kiệt “tờ rơi” đánh tiếng tìm đường “bao che” của Tỉnh ủy Bình Định qua “vấn đề được phân tích thứ ba” (x. “tờ rơi”). Với lối “quy nạp chợ búa”, tờ rơi xây xây dựng bài toán ơrixtic “liệu Đảng ủy Trường ĐHQN có thể tự ý kết nạp cũng như khai trừ đảng viên ra khỏi Đảng khi chưa có ý kiến chỉ đạo của Đảng ủy cấp trên ?”. Điều này thì khó mà tranh luận với họ trên phương diện lý thuyết. Thái độ khách quan trung thực của người toàn quyền ở ĐHQN bất chấp pháp luật, bất chấp kỷ cương thành ra cũng không từ sự lãnh đạo của Đảng ủy cấp trên tổ chức của ông ta làm thủ lĩnh. Đảng ủy cấp trên trong tất cả các trường hợp đã bị ông Kiệt đánh tráo toàn bộ nội dung và kết quả chỉ đạo rồi. Cũng giống như ông ta đánh tráo kết quả bầu cử Nhà giáo ưu tú với 100% phiếu tán thành mà trong CBCNVC trường ĐHQN rất nhiều người trong đó có tôi gạt bỏ thẳng thừng ông ấy. Cơ quan Đảng ủy cấp trên đã mất quyền giám sát hoạt động của tổ chức đảng cấp dưới đối với Đảng ủy Đại học Quy Nhơn từ đời nảo đời nào … Không một đảng viên nào của Đảng bộ ĐHQN tham gia cấp ủy của bất cứ cấp ủy nào ở địa phương và trung ương cả. Lực lượng công an PA25 (công cụ của chuyên chính vô sản), lực lượng trực tiếp bảo vệ Đảng – nhìn từ góc độ văn hóa – quên mất phận sự của mình. Đó là hậu quả đưa đến việc làm thảm hại đối với sinh mệnh chính trị của đảng viên - đảng ủy viên Nguyễn Văn Kính. Cùng một đối tượng, khi thì bị xóa đảng tịch, lúc thì được lén lút khôi phục lại thì phải có một việc làm sai chứ. Nếu chúng xảy ra ở hai thời điểm không cùng trong một nhiệm kỳ Đảng ủy thì cũng thôi không nói mà làm gì. Đằng này, “và điều dễ thấy rằng từ lúc đồng chí Kính làm trưởng phòng ĐTĐH&SĐH cùng với sự nỗ lực của toàn thể CBGVCNV nhà trường, quy mô đào tạo của nhà trường phát triển rất nhanh và chất lượng đào tạo ngày càng được nâng cao (số lượng sinh viên đại học, học viên cao học và số ngành đào tạo từ trình độ đại học, đến thạc sỹ tăng lên: đã có đề án xin mở đào tạo trình độ tiến sỹ toán học chuyên ngành Toán Giải tích)... Thế mà phóng viên lại viết một câu (…) có ảnh hưởng ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín của tổ chức Đảng, đến công tác tổ chức và quản lý của Bộ và của cá nhân đồng chí Kính”. Ôi chao cái uy tín gì mà mỏng manh quá thế, một câu “nói sai” của báo thôi mà uy tín sáng ngời đã bị lung lay rồi! Theo dõi toàn bộ tiến trình tác giả “tờ rơi” phân tích người đọc không thể kiểm soát được tư tưởng không có đối tượng hay đối tượng bị đánh tráo lung tung này. Điều muốn nói ở đây là “tờ rơi” này do nhóm Triển – Kính – Nam biên tập theo kiểu lắp ghép được Trần Tín Kiệt chỉ đạo phát tán tại ĐHQN đã được hợp pháp hóa vì nó không hề được cơ quan bảo vệ pháp luật của địa phương hay đâu đó bày tỏ thái độ gí. Đó chính là cái “tổ chấy” của đoàn Thanh tra Bộ GD&ĐT tại ĐHQN thích gì nói nấy, đưa tới các kết luận chiết trung vừa đúng vừa sai. Nói sai thì là nhà trường sai chứ không phải ông Kiệt. Trong khi đó đơn thư tố cáo thì không ai tố cáo nhà trường ĐHQN cả. “Kết luận Thanh tra” rất hả hê, khi ông Bành Tiến Long chấp nhận ký tên và chụp dấu “Tổ chức kiểm điểm và có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo sai sự thật hoặc đã cung cấp những thông tin, hình ảnh không chính xác về nhà trường cho phương tiện thông tin đại chúng làm ảnh hưởng đến uy tín nhà trường” (tr 30, 31 – Kết luận thanh tra) Thật là mỉa mai cho quý Thanh tra Bộ trong các kết luận, kiến nghị xử lý thì không có một kiến nghị xử lý kỷ luật nào đối với ông Kiệt – bị đơn cả, mà lại đòi xử lý những nguyên đơn không một lời tố cáo xằng bậy nào về trường ĐHQN. Cần phải tạo ra một đối tượng để xử lý chứ không công lý tự gỉ sét mất! Chụp cho “những đứa có đơn” cái “mũ” tố cáo làm “mất uy tín trường”, thế là…đoàn “quý tộc tài ba xứ Măngxơ” hí hửng trở về làng Tôbôxô với chiếc chậu cạo râu của người thợ cạo! Quý vị thanh tra! Nếu những người tố cáo ông Kiệt đã làm ảnh hưởng đến uy tín của trường là đối tượng cần phải xử lí, thì ông Kiệt – kẻ phá hoại uy tín của trường có được nhận Huân chương không? Hay thôi, quý vị hãy bỏ tiền vào miệng những cá nhân nào không làm gì cả!... Quý vị thanh tra! Nếu cái ông TS Nguyễn Phúc Châu (Học viện QLGD, chủ tịch HĐ bảo vệ luận văn thạc sỹ QLGD tại trường tôi) tay huơ, miệng nói: văn bản Kết luận thanh tra là do GSTS Bành Tiến Long đương kim Thứ trưởng ký (tức tất cả chúng ta phải tâm phục, khẩu phục!) thì ông Kiệt đang tay ném cái văn bản ấy vào sọt rác rồi thì quý vị nghĩ sao ? Giữa cái thời dân chủ mà còn “cả vú lấp miệng em” thật là ngạo mạn thái quá. Trường ĐHQN đẹp từ trong cốt cách của nó. Ngay cả khi nó bị bỏ rơi bởi việc làm tàn bạo của ông Kiệt, những người còn lại vẫn duy trì một kỷ cương khả thủ ra lớp ra trường. Tự nhiên xinh đẹp ngay cả khi nó sản sinh ra những con quái vật! Chúng tôi tin tưởng vào tương lai và nhất là khi chỗ ẩn náu cuối cùng của ông Kiệt về phương diện chính trị, cũng đã tự đổi mới rồi …
Quy Nhơn 07 tháng 9 năm 2008

TRẦN TÍN KIỆT ÂM MƯU THÀNH LẬP ĐẢNG RIÊNG?

Hạ Kiệt
Tám năm hiệu phó, chín năm hiệu trưởng kiêm bí thư đảng ủy, Trần Tín Kiệt đã ngang nhiên chà đạp lên pháp luật. Bề ngoài, những sai phạm của y tưởng chừng chỉ là những sai phạm thường tình, nhưng bên trong hoàn toàn có ý đồ tư tưởng chính trị. Tính chất có hệ thống những sai phạm đã được công luận vạch ra chứng minh hùng hồn tội ác của tên tội phạm ngụy danh đảng viên Đảng Cộng sản này. Bài viết này sẽ chứng minh thêm về một số lời nói và hành động của y trong việc thực thi mưu đồ chống Đảng và Nhà nước. Trong các cuộc họp (có ghi âm), y toàn phát ngôn những lời lẽ chống Đảng, Nhà nước và Nhân dân. Tại Hội nghị tổng kết khoa học sinh viên năm học 2007 – 2008, y phát biểu: “Trung thực là khoa học, còn trung thành chỉ là con chó”. Câu nói này đã làm cho nhiều người dự hội nghị bàng hoàng. Y đã lợi dụng cơ hội nhục mạ những đảng viên chân chính, những công dân Việt Nam trung với Đảng hiếu với dân. Nếu câu này xuất ngôn từ một người bình thường có lẽ đã không thoát khỏi cái còng của PA25. Nhưng việc này không xảy ra có lẽ vì y là đương kiêm bí thư đảng ủy một đảng bộ lớn? Trong cuộc họp đảng ủy tháng 7 năm 2008, nhiều người còn nghe từ chính miệng y đòi giải thể Khoa Mác – Lênin, và sự thực là trong cuộc họp quyết định điểm tuyển sinh năm 2008, y nâng vống điểm tuyển lên chót vót để Khoa Giáo dục chính trị không có sinh viên nhập học mà lấy cớ thực hiện âm mưu giải thể! Trong suốt hai nhiệm kì hiệu trưởng kiêm bí thư đảng ủy của mình, Trần Tín Kiệt đã xem tổ chức đảng như trò chơi chính trị của mình. Y từng ném cái Kết luận 39/KL-TV và Báo cáo 07/BC-KT của Đảng ủy dân chính đảng (dám kết tội y) và thực thi nó bằng cách làm ngược: không kiểm điểm chính mình mà lại hạ bậc lương, cắt sinh hoạt Đảng một người có 50 năm tuổi Đảng như ông Trần Văn Nhiệm vì dám tố cáo y. Y dối trên lừa dưới, bôi đen lí lịch của ông Nguyễn Văn Kính để xóa tên ra khỏi Đảng rồi sau đó lại khôi phục Đảng cho vị sui gia bất đắc dĩ này. Cái kịch bản này đã làm cho mọi người phải hoài nghi về sự trong sạch của Đảng và mất niềm tin quá nhiều vào lãnh đạo Đảng. Chưa hết, toàn bộ vợ con, cháu chắt Trần Tín Kiệt đưa vào trường, không cần bằng cấp, không cần thành tích, y cứ ồ ạt đưa vào hàng ngũ của Đảng. Trường hợp Phạm Thị Thu Hồng cháu bà Đinh Tú Linh, sinh viên K25 Khoa Giáo dục Tiểu học do bị vấp phải sự phản ứng quyết liệt của chi đoàn lớp, y cho kết nạp “chui” ở một chi bộ khác. Và nữa, hàng năm, Trung ương Đảng có chỉ thị về việc sinh hoạt quần chúng góp ý đảng viên, y đã để cho nhiều khoa lập biên bản giả để đánh giá tốt tư cách đảng viên trong trường. Trong vòng hai nhiệm kì hiệu trưởng kiêm bí thư đảng ủy, cơ hồ như Trần Tín Kiệt đã biến tổ chức Đảng Cộng sản của nhà trường thành đảng của chính mình. Vì thế mà ngày 11 tháng 4 năm 2008, Thường trực tỉnh ủy Bình Định triệu tập Trần Tín Kiệt đến giải trình và tự kiểm điểm hàng loạt những sai phạm như vi phạm trật tự an toàn trong giữ xe, trốn thuế, xây dựng trái phép, y vẫn phớt lờ như không. Trước đó, nhiều người chứng kiến Trần Tín Kiệt vứt Chỉ thị của tỉnh ủy về việc chấn chỉnh việc giữ xe tự quản với thái độ ngông nghênh coi mình cao hơn tỉnh ủy. Trong cuộc họp giải trình 2/4 trước báo chí, cơ quan chức năng tỉnh và toàn thể cán bộ, sinh viên, một số lời nói của y gần như thách thức tất cả. Về việc giữ xe tự quản, y cho rằng đã học tập các quốc gia tư bản như Pháp, Nhật,… có nghĩa là Chỉ thị của tỉnh ủy trong mắt y chỉ là tư tưởng bảo thủ, lạc hậu. Về thuế, y khẳng định y không trốn thuế vì những hoạt động kinh doanh dịch vụ mà vợ con y đảm nhiệm trong trường không nằm trong luật thuế, và như vậy có nghĩa là cơ quan thuế tỉnh Bình Định hoặc không hiểu luật thuế hoặc cố tình lạm thu thuế gây phiền nhiễu cho việc làm ăn của y. Về xây dựng cơ bản, y nói y có quyền xây dựng mà không cần giấy phép vì nhà y (Trường Đại học Quy Nhơn = nhà Trần Tín Kiệt) y xây chẳng ảnh hưởng đến nhà của ai, nếu không đảm bảo chất lượng thì mất uy tín ngành xây dựng Bình Định chứ việc gì đến ông? Ngày 13 tháng 9 vừa rồi, trên lịch trường đột ngột xuất hiện cái Hội nghị giữa nhiệm kì mà các đảng viên trong trường đều ngơ ngác không biết ở đâu ra. Không một văn bản, không một kế hoạch chương trình để thông qua đảng ủy hay triển khai từ các chi bộ, còn thành phần thì áp đặt: đại biểu mời, BCH đảng bộ, cấp ủy các chi bộ, đại diện Đoàn thanh niên, công đoàn trường là đảng viên. Trần Tín Kiệt dự tính tổ chức một cái đại hội toàn người của mình để thực thi một chương trình hành động mới và vô hiệu hóa mọi đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. May mà cái hội nghị “chui” dự kiến tổ chức vào 8h 00 ngày 20/9 đã bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời chứ nếu không Trần Tín Kiệt đã biến Đảng cộng sản Việt Nam mà Bác Hồ thành lập đã thành một đảng mang tên của y! Lãnh tụ Hồ Chí Minh nói “phải giữ gìn sự trong sạch của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”. Nếu hiện thời Trần Tín Kiệt chưa đủ cơ hội thành lập một đảng riêng thì thời gian qua với những lời nói và hành động trên đã đủ chứng minh y đã nhạo báng, bôi nhọ danh dự của Đảng Cộng sản Việt Nam. Có thể nói, Trần Tín Kiệt không chỉ là tội phạm hình sự mà còn là tội phạm chính trị nguy hiểm! Phát biểu trong cuộc họp ban chấp hành Công đoàn mở rộng (tháng 4 năm 2008), bất ngờ Trần Tín Kiệt tự thú nhận mình là “CON SÂU TRONG QUẢ TÁO, mong các đồng chí hãy nhìn mặt đẹp đẽ của quả táo ấy chứ đừng chăm chắm vào cái con sâu kia!” Cho đến lúc này mà tỉnh ủy Bình Định vẫn làm ngơ cho Trần Tín Kiệt lộng hành thì đúng là đất nước chúng ta sắp có loạn to rồi!

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

BÀN VỀ CÁI “UY TÍN” CỦA TRẦN TÍN KIỆT

Phóng viên
Uy” là cái oai, sức mạnh, “tín” là niềm tin. Uy tín là thứ sức mạnh toát ra từ ai đó được mọi người tin tưởng. Có hai loại uy tín: uy tín tự sinh và uy tín tự tạo. Uy tín tự sinh xuất phát từ nội lực của chủ thể và xác tín bền vững trong đối tượng. Uy tín tự tạo thường là ngụy tạo bằng hình thức lừa dối để bao bọc một nội lực yếu hèn cho nên nó tồn tại rất mong manh. Nói như Mác, nó giống như thứ hàng hóa được bao bọc bằng một thứ nhãn mác lòe loẹt để che đậy một chất lượng kém cỏi…. Loại uy tín thứ nhất thuộc về các tài năng thực thụ. Khuất Nguyên có bị đuổi ra khỏi cung đình để cho đám quan lại nhạo báng là một thằng điên thì uy tín của ông vẫn tỏa sáng và vang vọng hàng thiên niên kỉ: “Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyêt. Sở vương đài tạ không sơn khâu” (Lí Bạch). Nguyễn Trãi có bị bọn hoạn quan dèm pha và mắc họa tru di thì muôn đời vẫn là “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lê Thánh Tông)… Loại uy tín thứ hai thuộc về những kẻ có quyền, có tiền, tất nhiên là kẻ tiếm quyền và đồng tiền bất chính. Những tên hôn quân vô đạo, những kẻ cơ hội được thời đứng trên đầu thiên hạ thường xác lập một kiểu uy tín: hoặc tự đánh bóng tên tuổi của mình hoặc được hỗ trợ bằng quyền lực và tiền tài. Trần Tín Kiệt đã ngụy tạo uy tín của mình bằng hai cách ấy. Trần Tín Kiệt không thuộc trí thức có tài năng. Cho nên cái bằng tiến sĩ của y chỉ lấy được sau khi đã thăng chức hiệu trưởng. Quyền lực và tiền tài trở thành chỗ dựa để y tìm thấy danh vọng trên con đường khoa học. Nhưng hai cái nhiệm kì hiệu trưởng chưa đủ lực để bơm quả bong bóng danh vọng của y lên đến đỉnh cao của hàm phó giáo sư hay giáo sư, mặc dù y cố sức xoay xở chuyển hướng từ tiến sĩ toán học sang tiến sĩ quản lí giáo dục học (Kiệt không hướng dẫn luận văn toán học được bèn chuyển sang hướng dẫn luận văn quản lí giáo dục dể hơn). Y chọn con đường khác ngắn hơn, lợi dụng cơ chế tự chủ không ai kiểm soát, y độc quyền tự đánh bóng mình bằng hàng loạt giấy khen, bằng khen, chiến sĩ thi đua, huân chương và nghiễm nhiên thành nhà giáo ưu tú của thời đại (Y còn đang mơ một giấc mơ trở thành ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI). Bề trên sẽ tiếp tay dán các thứ nhãn mác ấy cho y và hiển nhiên đám tùy tùng bồi bút có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng cáo bằng các phương tiện: hoặc trên tờ báo của ngành hoặc kể cả dạng tờ rơi, truyền đơn… Vì thế, uy tín của Trần Tín Kiệt rất dể đồng hóa thành uy tín của Nhà trường, của ngành giáo dục và cả uy tín của tỉnh nhà nữa!!! Quả thực, thứ uy tín ngụy tạo này chỉ tồn tại trong một cơ chế phi dân chủ. Trần Tín Kiệt không chịu lập Hội đồng trường theo Điều lệ các trường đại học để thâu tóm quyền hành, tự mình quyết định tất cả mọi hoạt động của nhà trường, kể cả tự lập các Hội đồng xét tặng để… khen mình. Y cài cắm người nhà khắp các cơ quan đơn vị trong trường, biến mình thành con yêu tinh nghìn mắt nghìn tai để bịt mồm và đàn áp dư luận mà bảo vệ cho cái uy tín ngụy tạo đó. “Chúng em thi vào Trường Đại học Quy Nhơn bằng tất cả niềm tin, hy vọng, nhưng càng học ở đây chúng em càng thất vọng” – Một học sinh giỏi buột miệng nói với tôi như thế. Tôi hỏi “vì sao?”. “Em không dám nói, vì sợ lắm!”. Tôi hiểu cái nỗi sợ cố hữu ấy. Ở trong một khu kí túc xá, nhà ăn hoành tráng nhưng chật chội, hôi thối lại đóng đủ các thứ tiền dịch vụ, bị bắt nạt, bị đe dọa; được ngồi ở cái thư viện điện tử được quảng cáo vào hàng đệ nhất miền Trung nhưng sách giáo trình cũ kĩ của những năm 80 thế kỉ trước;; được học các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư nhưng nhiều khi chỉ được học cái tư thế chổng khu đọc chép, mà tiền học phí, lệ phí các loại thì thu ngút trời, học đại học mà cứ như học cấp 4 – học chay rồi trả bài thi… (Chao ôi, cái chuyện thi cử của trường này nói lên chỉ có cười ra nước mắt: mỗi học kì thi vật vã đến mười mấy học phần, mà lại thi luôn cả các loại lý thuyết thể dục thể thao. Một lần tôi coi thi thấy sinh viên vừa làm bài vừa động tay động chân như bị kinh phong, bèn đến xem đề thi hỏi gì? – “Em hãy trình bày kĩ thuật giao cấu” – Xin lỗi “giao cầu” trong môn cầu lông mà giáo viên ra đề viết dấu huyền thành sắc!). Những điều này chỉ được nói vụng trộm đâu đó, người nhà của Trần Tín Kiệt nghe được coi chừng mất lưỡi! Còn báo chí có phỏng vấn thì phải uốn lười bảy lần nói toàn điều hay cho lãnh đạo! Đấy, Trần Tín Kiệt đã dùng son phấn lũ gái ôm hay dùng để bôi lên cái ung nhọt đã trương phình ra mà cứ tưởng là một thể xác tràn trề sắc xuân. Cho nên, chỉ cần một cái khẩy nhẹ, cái u đã di căn kia vỡ ra làm thối rữa cả một hệ thống. Đơn giản chỉ là một chiếc mũ bảo hiểm, một chiếc áo mưa ông giáo quèn dùng nó để bảo hiểm thân thể chứ không cần mổ xẻ phanh phui những tiêu cực động trời khác như tham nhũng, trốn thuế mà lại làm kinh hoàng bao nhiêu người. Trần Tín Kiệt kinh hoàng! Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kinh hoàng! Và cả Tỉnh ủy cũng kinh hoàng! Cho nên, những kẻ cả đời chỉ biết thủ dâm cái uy tín hão ấy đã tìm cách lấy chiếc gậy của quyền lực dọa đánh gãy răng kẻ đã nói lên sự thật. Pháp luật sẽ trừng trị kẻ nói ra sự thật ư? Thế giới hiện đại này không có một thứ pháp luật nào như thế! Giảng đường cái thì trên xây dưới học, búa tạ đất đá nã vào đầu chan chát, cái thì cửa kính bịt bùng từ sáng đến chiều nắng rọi thẳng vào mặt chẳng khác gì một hỏa lò, cái xập xệ dột nát la phông rơi lả tả… Bao nhiêu lâu nay hàng vạn thầy trò nhẫn nhục chịu đựng: vừa dạy học vừa lo thon thót bị mất mạng bởi từng tảng bê tông nứt nẻ trên đầu, mùa nắng vừa dạy vừa lau mồ hôi, dạy xong cặp tiết 90 phút người ướt đẫm từ chân đến đầu; mùa mưa thầy cô che dù, xắn quần lên mà dạy, sinh viên túm tụm từng góc lấy cặp che đầu để học. Nhẫn nhục là đức tính vĩ đại của nhân dân để bảo vệ uy tín cho cán bộ lãnh đạo. Nhưng sự nhẫn nhục nào cũng có giới hạn. Một Trường Đại học ở thế thế kỉ 21 mà không khác gì một nhà từ khổ sai. Một giáo viên nói với tôi sau tiết học: “Làm việc trong cảnh trạng này, tôi chưa cầm dao giết tên hôn quân vô đạo ấy là còn may!” Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “nói không với căn bệnh thành tích”, “nói không với đào tạo không chất lượng” là chỉ “nói” thôi, chứ làm ra xấu Kiệt hổ Bộ. Tỉnh ủy Bình Định hưởng ứng chống tiêu cực, nhưng chống đến cùng sợ bị lây lan, bèn lấy chiêu bài bảo vệ uy tín lãnh đạo làm cứu cánh! Bản Kết luận thanh tra mà Thứ trưởng Bành Tiến Long kí, được Tỉnh ủy thừa nhận (mặc cho hàng trăm cán bộ giảng dạy ĐHQN phản ứng quyết liệt) đã cố tình tạo ra cái bọc nhung để che giấu cây kim nhọn bên trong vừa tỏ ra thù địch với những người chống tiêu cực chỉ vì cái uy tín ngụy tạo ấy. Uy tín lãnh đạo đã sinh ra một nghịch lí tai hại ngay tại ngôi trường này: một sinh viên bị tình nghi ăn cắp một chiếc xe đạp chưa đến triệu bạc lập tức bị trưởng phòng Bảo vệ - Nội trú ép cung đến mức treo cổ tự vẫn, còn ông Hiệu trưởng ăn cắp của dân bạc tỉ thì các cơ quan chức năng lại ra sức bảo vệ! Ở phương Tây, xem trên mạng, tôi thấy người ta viết tên tổng thống Mỹ trên đít để biểu tình, đem thủ tướng Anh vào game hài hước để nhạo báng… nhưng uy tín thật thì chẳng hề gì, còn uy tín giả thì không cần làm những việc mà xứ ta bảo là vô văn hóa ấy tự nó cũng tiêu tan! Thì ra, ở xứ ta, kẻ thù của uy tín lãnh đạo chính là sự thật! Thứ uy tín này mong manh đến nỗi chỉ cần một sự thật tí tẹo được nói ra cũng làm bong sạch cái vỏ hào nhoáng của nó… Trường Đại học Quy Nhơn trong chín năm dưới quyền cai trị của tên độc tài Trần Tín Kiệt là một kiểu nhà ngục Batista: dối trá, đạo đức giả, lừa bịp được dệt gấm thêu hoa bằng cái nhãn văn minh hiện đại. Kết cục, anh chàng Măngdana (tên gọi của người anh hùng Cu Ba Ăngtôniô Ếchxêvania) đã dũng cảm lên diễn đàn với “ba phút nói lên sự thật” mà thức tỉnh toàn dân nhận diện ra sự thối nát bên trong của nó! Nói ra được sự thật thì dù có trả giá bằng máu cũng nguyện xin làm!
Quy Nhơn 2 tháng 9 năm 2008

TRẦN TÍN KIỆT ĐÃ THÁCH THỨC QUẦN CHÚNG ĐÌNH CÔNG

Nhật báo
Thông báo số 1004/TB-HCTH do ông Phan Văn Cảnh thừa lệnh Hiệu trưởng ký ngày 6 tháng 10 năm 2008 đã chính thức quyết định đình chỉ công việc "từ nay đến hết nhiệm kì" của ba hiệu phó: Nguyễn Sum, Nguyễn Quý Thành, Lê Văn Đức. Thông báo này được gửi xuống các đơn vị với nội dung lù mù: 1) Hiệu trưởng trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động của nhà trường. 2) Các văn bản đề nghị của đơn vị, cá nhân cần giải quyết gửi tại phòng Hành chính - Tổng hợp (bộ phận văn thư - Lưu trữ) để trình Hiệu trưởng giải quyết. 3) Trong trường hợp Hiệu trưởng đi vắng, Hiệu trưởng ủy nhiệm các đơn vị chức năng giải quyết theo nhiệm vụ được giao. Tất nhiên, trong ngữ cảnh của trường, ai cũng hiểu rằng, từ nay mọi giấy tờ đều phải trình Trần Tín Kiệt giải quyết trực tiếp, nếu đi vắng thì, về công tác đào tạo giao ông Nguyễn Văn Kính, về công tác tổ chức cán bộ giao cho bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, các thủ tục hành chính giao cho ông Phan Văn Cảnh hoặc bà Đinh Tú Lan kí duyệt. Đã vài tháng nay, phòng ba ông hiệu phó đóng cửa, Trần Tín Kiệt chỉ tuyên bố miệng ba người "giúp việc" (nhưng không được nhận tiền quản lí phí) này không còn đủ tư cách làm việc và kí bất cứ một văn bản giấy tờ nào nữa. Sau vài lần thách thức ba hiệu phó "nên từ chức đi", nay Hiệu trưởng không đủ quyền cách chức thì ra cái công văn này như một cách nhục mạ để ba ông hiệu phó có danh dự và tự trọng thì hãy chính thức rời chiếc ghế mà ông ban cho! Bộ mặt độc đoán chuyên quyền của Trần Tín Kiệt đã hiện ra một cách rõ ràng nhất. Hành động của Trần Tín Kiệt một lần nữa chứng tỏ y đã cướp Trường Đại học Quy Nhơn của Nhà nước và Nhân dân thành trường tư của mình. Không cần Hội đồng trường theo Điều lệ trường Đại học, cả họ nhà Trần Tín Kiệt nắm quyền điều hành nhà trường chưa đủ, y còn tự trao cho mình quyền sinh quyền sát trong tay. Cái công văn vô căn cứ kia đã chứng minh y có quyền cao hơn Thủ tướng Chính phủ và đứng trên đầu cả Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (vì chỉ có Bộ trưởng mới được quyền cách chức Phó Hiệu trưởng). Hành động tiếp theo của y sẽ là: khi đảng ủy mất tiếng nói, chủ tịch công đoàn là người của y, ba hiệu phó bị vô hiệu hóa, y sẽ lập hội đồng kỉ luật mà y là chủ tịch hội đồng quyết định kỉ luật những người tố cáo y để trả đũa một cách hèn hạ. Phải chăng Thứ trưởng Bành Tiến Long đã bật đèn xanh cho Trần Tín Kiệt làm việc này? Bởi vì trong Quyết định số 6196/QĐ-BGDĐT ngày 17/9/2008 có ghi:"giao cho Trường Đại học Quy Nhơn: tổ chức kiểm điểm đối với đơn vị và cá nhân đã để xảy ra tồn tại thiếu sót; căn cứ mức độ vi phạm, tiến hành xử lí kỉ luật..., Tổ chức kiểm điểm và có biện pháp xử lí theo quy định của pháp luật về khiếu nại tố cáo đối với những cán bộ, giảng viên trong trường tố cáo sai sự thật...". "Giao cho Trường Đại học Quy Nhơn" tức là giao cho Trần Tín Kiệt vì Trường Đại học Quy Nhơn đã là Trường Đại học Trần Tín Kiệt như trong Kết luận thanh tra đã gián tiếp thừa nhận "việc Hiệu trưởng tự tuyển người thân vào trường và bố trí vào những vị trí quan trọng là đúng". Vậy là Trần Tín Kiệt sẽ xử lí ông Lê Văn Đức, hiệu phó phụ trách vật chất về những sai phạm tài chính, xây dựng cơ bản; xử lí ông Nguyễn Sum, hiệu phó phụ trách nghiên cứu khoa học về những sai phạm trong nghiên cứu khoa học; xử lí ông Nguyễn Quý Thành, hiệu phó phụ trách đào tạo về những sai phạm trong đào tạo... Còn những người tố cáo tội phạm Trần Tín Kiệt như Trần Văn Nhiệm, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Thanh Hải, Châu Minh Hùng, Cao Thị Huyền Nga, Võ Văn Toàn... kể cả những người không có đơn nhưng phát ngôn trong các cuộc họp (vì đó cũng là một hình thức tố cáo theo Luật khiếu nại tố cáo) như Hồ Anh Vũ, Nguyễn Văn Đấu, Đinh Anh Tuấn, Trần Thị Thúy Nga, Trần Xuân Toàn, Nguyễn Bạch Mai, Hoàng Văn Ánh, Nguyễn Quang Cương, Nguyễn Ngọc Mỹ, Hà Thanh Hải, Nguyễn Thị Thu Hiền, Nguyễn Thị Thu Thủy... sẽ bị đưa ra pháp luật để trừng trị. Chắc chắn là những người này phải bị đưa ra Tòa án nhân dân tối cao vì cơ quan chức năng tỉnh mà cụ thể là Đảng ủy dân chính Đảng và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định trước đó (1993, 1994) cũng rơi vào tội danh tố cáo sai sự thật! Chúng ta đang sống trong một đất nước có Đảng lãnh đạo, có chính quyền của Nhân dân do nhân dân làm chủ, chẳng lẽ một tên tội phạm như Trần Tín Kiệt lại đủ sức hoành hành như vậy sao? Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan chức năng tỉnh không còn đủ quyền để khống chế những tội ác băng đảng Trần Tín Kiệt gieo rắc trong mái trường này? Nếu quả thế thì đất nước này rơi vào loạn lạc vô chính phủ rồi! Trong lúc chờ đợi với niềm tin và hy vọng vào các cơ quan chức năng, chúng ta hãy tự cứu lấy mình trước đã. Ba ngài hiệu phó phải làm gì, chứ cứ khư khư giữ lấy cái chức vụ ngồi chơi xơi nước và ngậm miệng ăn tiền phụ cấp chức vụ của dân mãi sao? Danh dự và tự trọng để đâu, hay là đợi dân chúng tôi nhổ nước bọt vào mặt đến lúc lâu dần thành quen như chính ông Trần Tín Kiệt? Còn những cán bộ giảng viên chúng ta ăn lương nhà nước, sống bằng tiền của Nhân dân lại phải tiếp tục còng lưng ra phục vụ cho cá nhân tên tội phạm Trần Tín Kiệt ư? Tuần tới, Trần Tín Kiệt lại ném cả vạn con người vào học trong cái nhà A1 có thể sập bất cứ lúc nào. Y phát ngôn trong cuộc họp giải trình ngày 2/4 rằng "tai nạn chỉ là cảm giác, chưa có bằng chứng", có nghĩa là khi nào sập chết người như vụ sập núi, sập cầu Cần Thơ mới có bằng chứng để kết tội y? Và chúng ta phải nhẫn nhục mà đánh cược tính mạng của mình để đổi lấy "uy tín" của Trần Tín Kiệt và cả "uy tín" của Bành Tiến Long? Bành Tiến Long và Trần Tín Kiệt đã thách thức và coi như gián tiếp kêu gọi chúng ta đình công đấy! Còn chúng ta thì có thể tạm ngưng mọi công việc cho đến khi mọi vấn đề của trường được giải quyết xong xuôi. Đấy là cách tự cứu lấy chính mình và cũng là cách tước đoạt uy quyền của bạo chúa để chuyển chính quyền về tay nhân dân theo đúng lí tưởng của Đảng! Ảnh: Nhà A1 như con tàu bị bão

TRẦN TÍN KIỆT ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT?

Nhật báo
Hiến pháp và pháp luật ra đời gắn liền với sự hình thành nhà nước. Nó tạo nên một cơ chế ràng buộc loài người đi vào trật tự và ổn định của cộng đồng trên mọi quyền lợi và nghĩa vụ. “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” – câu khẩu hiệu này dành cho mọi công dân, không kể là lãnh đạo hay thường dân. Một người dân vô học cũng hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ tối thiểu ấy. Thế mà có một người trên đất nước này, mệnh danh là một bí thư đảng ủy kiêm hiệu trưởng của một trường đại học, một tiến sĩ, một nhà giáo ưu tú lại đứng ngoài vòng pháp luật. Người đó đích danh là Trần Tín Kiệt. Các văn bản pháp quy của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chưa kể Điều lệ Đảng cộng sản mà y là một đảng viên) hình như không đến được tận tay của y chăng, hay y đã đọc tất cả mà không hiểu? Cả hai lí do này đều không thể xảy ra trong cương vị và trình độ học thức của y. Vậy thì chỉ có hai lí do khác: một là Trần Tín Kiệt tự mình xác lập một vương quốc riêng; hai là, y có được sự dung túng, bao che nào đó của lãnh đạo cấp trên? Còn nhớ giai đoạn nhiệm kì của ông Nguyễn Minh Châu (1991 – 1999), ông Trần Tín Kiệt đã mắc phải hàng loạt các tội danh: Thanh toán gian công tác phí, ăn chặn tiền công tác phí của đồng nghiệp cùng đi công tác, vòi vĩnh nhận tiền hối lộ bên thi công, lập dự toán phát sinh trước khi thi công công trình, kê khống tiền thuê nhân công, lập chứng từ giả, phiếu chi giả để tham ô, quà cáp hối lộ thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo… Số tiền Trần Tín Kiệt tham ô thời ấy lên đến hàng trăm triệu đồng (Xem Kết luận số 39/KL-TV của Đảng ủy dân chính Đảng ngày 20/5/1993 và Kháng nghị số 56/KSTTPL của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định ngày 10/12/1994). Hoan hô Đảng ủy dân chính Đảng và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định đã cầm cân nảy mực vạch rõ chân tướng tên tội phạm Trần Tín Kiệt. Nhưng rất tiếc, hai cơ quan thực thi công tác đảng và pháp luật này chỉ vạch rõ trên giấy tờ, còn công khai và thực thi nó lại không thành hiện thực. Kẻ nào đứng đằng sau đã ém nhẹm điều này để cho Trần Tín Kiệt nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và tiếp tục chà đạp lên pháp luật một cách trắng trợn hơn khi y có đầy đủ danh vọng và quyền lực trong tay? Xem xét mọi vấn đề trong hai nhiệm kì hiệu trưởng Trần Tín Kiệt (1999 – 2008), chúng tôi thấy gần như mọi văn bản pháp luật của nhà nước lẫn quy định của ngành giáo dục, kể cả quy định của Đảng đều bị y ném vào sọt rác! Y tưởng rằng Trường Đại học Quy Nhơn là của y, cho nên y không thực hiện Điều lệ của trường đại học mà Thủ tướng ban hành, y không thành lập Hội đồng trường để biến mình thành một ông vua tự quyết tất cả mọi hoạt động trong vương quốc của mình. Về công tác Đảng, y chỉ đạo cấp dưới muốn kết nạp ai thì kết nạp, muốn khai trừ ai thì khai trừ. Bằng chứng cụ thể nhất là sinh viên Phạm Thị Thu Hồng (em họ vợ Trần Tín Kiệt), khóa 25 Khoa Giáo dục tiểu học, trước sự phẩn đối quyết liệt của chi đoàn lớp, y đã cho chuyển sang Chi bộ sinh viên khối tự nhiên giới thiệu và kết nạp vào Đảng để được giữ lại làm chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ. Trước đó, một sự kiện nổi tiếng hơn là đề nghị xóa tên ra khỏi đảng rồi sau đó lại đề nghị khôi phục đảng cho ông Nguyễn Văn Kính chỉ vì lí do đơn giản: ông Kính dám đứng ra tranh cử chức hiệu trưởng và sau đó hòa giải mâu thuẫn bằng cách kết làm sui gia. Hai việc trái phè phè ra đấy mà tỉnh ủy Bình Định vẫn chấp thuận thì thật là khó hiểu! Ngày 13 tháng 9 vừa rồi, trên lịch trường đột ngột xuất hiện cái Hội nghị giữa nhiệm kì mà các đảng viên trong trường đều ngơ ngác không biết ở đâu ra. Không một văn bản, không một kế hoạch chương trình để thông qua đảng ủy hay triển khai từ các chi bộ, còn thành phần thì áp đặt: đại biểu mời, BCH đảng bộ, cấp ủy các chi bộ, đại diện Đoàn thanh niên, công đoàn trường là đảng viên. May mà cái hội nghị “chui” dự kiến tổ chức vào 8h 00 ngày 20/9 đã bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời chứ nếu không Trần Tín Kiệt đã biến Đảng cộng sản Việt Nam mà Bác Hồ thành lập đã thành một đảng mang tên của y! Về công tác tổ chức cán bộ, y tự tiện đưa cả ba họ gần xa vào trường, cắm chốt vào những nơi quan trọng để làm tai mắt và ăn chia phúc lợi. Y bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ theo sở thích và quan hệ cá nhân. Y tuyển dụng cán bộ giảng dạy và nhân viên không cần theo một quy trình nào cả. Khi Thanh tra Bộ đã có kết luận về những sai phạm này và cảnh báo cho y rồi, nhưng y vẫn ngang nhiên thách thức. Ngày 11/9, y vừa thách thức ba hiệu phó nên từ chức đi, vừa khủng bố những người đã từng lên tiếng chống y bằng cách giải thể, sát nhập phòng ban và ra hàng loạt các quyết định miễn nhiệm, luân chuyển… không cần theo một quy trình nào cả. Ông vua cũng thua thằng khùng, nhưng Trần Tín Kiệt là vua, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố tình làm ngơ! Về công tác tài chính, y tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ với các mục thu chi toàn “theo quyết định của hiệu trưởng”. Vì thế, hàng loạt các khoản thu chi thuộc nội bộ, y tự do ăn chia không cần chứng từ sổ sách; sân bãi của trường y tổ chức giữ xe và chia nóng; kí túc xá, căng tin y tổ chức kinh doanh và lấy tiền công quỹ bù lỗ; ăn chia tiền ôn thi, luyện thi như là trung tâm của riêng mình… Từ nhiệm kì thứ hai, y bắt đầu phát hiện món lệ phí như là kho chứa vàng vô tận nên ồ ạt thu vô tội vạ để bòn rút sinh viên đến tận xương tủy: tiền lệ phí nhập học, tiền lệ phí bảo hiểm tài sản, tiền lệ phí hỗ trợ in ấn giáo trình, tiền lệ phí thi học phần, tiền lệ phí thi và xét tốt nghiệp… (Y lập Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng, Trung tâm Bồi dưỡng thường xuyên với mục đích là thu về một mối các khoản thu trên trời dưới đất này với mưu đồ lập hệ thống tài chính kế toán riêng). Mặc cho Thanh tra Bộ đề nghị dừng thu ngay các món lệ phí trái phép này, nhưng khi Thanh tra vừa rời khỏi trường, y lập tức ra Thông báo thu tiếp tiền lệ phí và xét thi tốt nghiệp năm 2008 để kiếm ăn cú cuối cùng! Về xây dựng cơ bản và đầu tư dự án, y tự do xây dựng mà người ta gọi là “xây chui” (vì theo y, khuôn viên của trường chẳng ảnh hưởng đến nhà ai), không thiết kế, không cần tổ chức đấu thầu, hay đấu thầu ranh ma: thi công trước đấu thầu sau, chia nhỏ gói thầu để lách luật thầu… Bên ngoài công trình treo bảng to tướng: GIỮ GÌN AN TOÀN LAO ĐỘNG, mà bên trong lại bắt ép giảng viên, sinh viên dạy và học trong tiếng búa đập trên đầu, đất đá bụi bay mù mịt. Chết ai thì chết, còn y thì vô tư! Thủ tướng ra lệnh người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm vì lòng nhân đạo thương dân, còn với Trần Tín Kiệt, lòng thương người ấy với y thật vô nghĩa! Mười mấy cái dự án chi tiền của nhà nước và nhân dân vào đấy mỗi năm hàng tỉ có hiệu quả hay không y không cần biết. Chỉ biết rằng cái ruột nó rỗng, còn túi của y thì đầy là được. Bộ Giáo dục và Đào tạo kí duyệt cho y Bộ phải chịu trách nhiệm. Hai cái nhà lưới, y chỉ làm một nhưng quyết toán cả hai, lấy một cái cũ rách đã ăn một lần nhập vô quyết toán thêm lần nữa, thanh tra có mười con mắt cũng không nhìn thấy! Cũng như thế trang thiết bị cứ nhập hàng cũ dán tem mới, hoạt động được hay không có người khác chịu trách nhiệm! Cho nên ta hiểu vì sao, riêng nội dung nói về dự án, Bộ buộc phải kết luận bằng cách “tế” – tức là chắp tay vái ông! Về quy chế đào tạo, y hoặc thực hiện quy chế bằng cách đánh tráo khái niệm, hoặc lập lờ bỏ qua quy chế. Y nghĩ hễ tiến sỹ là làm gì cũng được nên y tự tiện lên lớp chuyên đề và hướng dẫn luận văn cao học trái chuyên ngành của mình. Còn Thanh tra Bộ thì càng mù mờ hơn, tự bổ sung cái điều không có trong quy chế là “theo kinh nghiệm công việc” để bật đèn xanh cho y làm trái quy chế. Buồn cười nhất là việc xây dựng kế hoạch học tập cho hệ đào tạo đại học tại chức mà y báo cáo cho thanh tra Bộ là thực hiện theo Thông tư số 16/TT ngày 24/6/1974 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp mà Bộ Giáo dục và Đào lại kết luận chỉ là sai sót nhỏ. Có nghĩa là cái Thông tư cổ lỗ sĩ này đã vô hiệu hóa hàng loạt các Thông tư mới ban hành gần đây! Thái độ của Bộ như thế, cho nên Kiệt mới lộng hành tuyển sinh vượt chỉ tiêu gấp ba bốn lần, còn bây giờ đang tức giận vì sắp mất quyền lực, y tự quyết chỉ tiêu tuyển sinh bằng một phần ba cho phép! Làm xuôi làm ngược gì với y đều được cả! Mấy tuần nay trong trường xôn xao vì chuyện nộp thuế thu nhập. Trần Tín Kiệt cho bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy – kế toán trưởng kí hàng loạt các Thông báo truy thu nộp thuế thu nhập cá nhân cho từng giảng viên. Mọi người đang lo vì té ra, lâu nay tố cáo Trần Tín Kiệt trốn thuế, bây giờ lòi ra hàng trăm cán bộ trường Đại học Quy Nhơn cũng trốn thuế. Thế là hòa cả làng! Sự việc này cần được giải minh như sau: - Theo Luật Thuế (các loại thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lí thuế thì những trường hợp sau được gọi là trốn thuế: cơ quan thuế yêu cầu hay cưỡng chế nộp thuế mà đối tượng vẫn chống không chịu nộp; nguồn thu, chi không rõ ràng, có hành vi che giấu, phi tang. Riêng ông Trần Tín Kiệt đã bị cơ quan thuế ra thông báo cưỡng chế hai lần mà vẫn không chịu nộp thuế dịch vụ; thu nhập của ông toàn là các khoản thu chi trái phép: chia nóng tiền giữ xe, lệ phí các kì thi, quản lí phí luyện thi, ôn thi, đào tạo tại chức không thông qua hồ sơ sổ sách kế toán. Đó là hành vi trốn thuế một cách trắng trợn. Trong khi, cá nhân thuộc cơ quan đơn vị chi trả tiền lao động thì đăng kí thuế tại cơ quan đơn vị đó theo luật định. Trách nhiệm đăng kí kê khai nộp thuế là do trường chứ không phải từng cá nhân. Cho đến bây giờ trường mới làm cái việc đó thì trường mà cụ thể là người đứng đầu – Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tất nhiên cá nhân phải nộp thuế truy thu là nghĩa vụ phải làm. - Tuy nhiên, cái Thông báo mà bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy kí là bất hợp pháp, vì kế toán trưởng không có thẩm quyền kí và đóng dấu đỏ như thế. Hơn nữa, nội dung kê khai nộp thuế truy thu mà bà Hoàng Ngọc thanh Thúy đưa ra cho từng cá nhân cũng hoàn toàn trái luật. Một là, khoản chi trả dạy đại học tại chức của các năm 2005, 2006 trường nợ giáo viên đến tháng 1 năm 2007 mới chi trả (có nghĩa là người dạy phải nhịn ăn cả năm, nhiều trường hợp nếu trả đúng năm trước thì không đến mức nộp thuế), bây giờ cộng chung với tiền dạy năm 2007 phải nộp thuế thì hiển nhiên Trường phải bồi thường thiệt hại cho người lao động. Hai là, tiền thanh toán đi học tập, bồi dưỡng (gồm học phí, tàu xe) cũng được nhét vào chung với các khoản thu nhập khác để tính thuế thu nhập, không hiểu bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy đã áp dụng luật của quốc gia nào? Trong khi mục 4.12 Thông tư 81/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP về việc thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì tiền chi phí đào tạo trả cho nơi đào tạo không thuộc đối tượng chịu thuế! Trò tự dưng kéo cả làng vào chuyện truy thu nộp thuế này, ai đã bật đèn xanh cho Kiệt? Định đánh hòa cả làng ư? Chi cục thuế Quy Nhơn hay Cục thuế tỉnh Bình Định? Hay một quân sư nào đó trong giới lãnh đạo bề trên của Kiệt bày trò xóa tội một cách lộ liễu này? Xin thưa trò mèo này chỉ đánh lừa những người không hiểu biết tí gì về pháp luật thôi! Không hòa được, dân chúng tôi nộp thuế đúng pháp luật, (người bán rau còn ý thức được điều ấy) còn kẻ nào (dù là lãnh đạo cao cấp) trốn thuế vẫn phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Tóm lại, Trần Tín Kiệt sống và làm việc bất chấp mọi điều lệ, mọi quy định của pháp luật. Về công tác Đảng, y tự thành lập đảng riêng, biến “những điều đảng viên không được làm” thành “cứ tựu do mà làm". Về hoạt động của chính quyền, một mình y thay thế cho cả một bộ máy quản lí, tự quyết, tự hành động một cách vô chính phủ. Việc kéo dây dưa để cho tên tội phạm Trần Tín Kiệt đứng ngoài vòng pháp luật càng tạo điều kiện cho y gây thêm nhiều tội ác!