Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Tư, 25 tháng 2, 2009

KIÊN QUYẾT CHỐNG THAM NHŨNG ĐỂ BẢO VỆ ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ

KIÊN QUYẾT CHỐNG THAM NHŨNG ĐỂ BẢO VỆ ĐẢNG VÀ CHẾ ĐỘ PHẢI ĐƯA TRẦN TÍN KIỆT VÀ ĐỒNG BỌN THAM NHŨNG RA XÉT XỬ
Đó là những khẩu hiệu được giương lên cùng với tiếng thét giữa sân trường của ông Trần Văn Nhiệm – đảng viên 60 năm tuổi Đảng – đã từng bị trù dập đến thân bại danh liệt suốt 15 năm qua vì dám đứng ra tố cáo Trần Tín Kiệt và đồng bọn tham nhũng. Đại diện tỉnh ủy, ông Bê, Phó Ban kiểm tra Đảng tìm cách chuồn nhanh, còn ông Lê Minh Tuấn, phó ban tổ chức tỉnh ủy bị bao vây ngay trước cửa ô tô để trả lời những chất vấn từ phía ông Trần Văn Nhiệm và một số cán bộ giảng viên, lẫn sinh viên. Trường Đại học Quy Nhơn sau sự kiện đòi nợ 29.12.2008 vẫn còn tiếp tục nóng bỏng vì món nợ 20 tỉ tiền công của người lao động, kể cả những sai phạm chồng chất với những hậu quả nặng nề không ai giải quyết. Bộ Giáo dục và Đào tạo lại trút thêm dầu vào lửa bằng các Quyết định số 866, 867, 869, 869, 917/QĐ-BGDĐT do Thứ trưởng Bành Tiến Long kí ngày 16.2 và yêu cầu công bố nội bộ một cách bí mật không cần có mặt đương sự. Hình thức xử lí kỉ luật của ông Bành đối với Ban Giám hiệu Trường Đại học Quy Nhơn cứ như người mất trí đùa với trẻ em bị bệnh đao: cảnh cáo Trần Tín Kiệt, khiển trách Nguyễn Sum, Nguyễn Quý Thành, Lê Văn Đức và cho Trần Tín Kiệt thôi giữ chức Hiệu trưởng vì hết nhiệm kì! Thế là cuộc họp công bố Quyết định kỉ luật diễn ra cứ như kẻ bị tâm thần lên cơn tự vả vào mặt mình. Quần chúng bị cấm nhìn thấy vì coi chừng kẻ dại nhe răng cắn càn. Ông Nguyễn Sum lo hơi xa, giới hạn tối đa người chứng kiến, vì người thầy côn đồ vĩ đại của ông là Trần Tín Kiệt đã sớm lên cơn từ ngày hôm trước nên không đủ sức vào trường dự họp. Chỉ còn ông Sum bắt chước ông Kiệt “leo ngheo” chủ trì cuộc họp trong tình trạng như bị cúm gà. Sau khi giới thiệu chương trình, nội dung cuộc họp, chưa kịp công bố Quyết định, ông Sum đã bị mọi người chỉnh đốn tư cách: Tại sao Bành Tiến Long kí quyết định kỉ luật Ban giám hiệu nhà trường mà lại trốn một cách hèn hạ không dám về công bố Quyết định, trong khi ông Sum nằm trong án kỉ luật lại lấy tư cách gì mà tự công bố Quyết định kỉ luật của chính mình? Học tập kinh nghiệm từ người thầy vĩ đại của mình, ông Sum đánh tráo khái niệm “công bố” sang “thông báo” để tự xác định tư cách được đọc quyết định của mình. Thế là cứ như cách giải toán của ông, ông có quyền đi tắt, không cần công bố cho đúng quy trình mà cứ thông báo luôn. Vậy thì nay mai, ông Sum sẽ ra đứng giữa sân trường hô to lên rằng, ông đã bị kỉ luật khiển trách để gọi là thông báo rộng rãi! Xem chừng ông Mai Quý Năm, cũng tiến sĩ toán như ông Sum, nhưng giải toán có vẻ thận trọng hơn: nếu thế thì tổ chức cuộc họp như thế này làm gì cho mất thời gian, mọi người ở đây ít nhất cũng đã xóa mù có thể đọc được thông báo kia mà! Không còn phải nể nang gì nữa, mọi người chỉ trích quyết liệt vào sự quan liêu và hèn nhát, bao che và dung túng của Thứ trưởng Bành Tiến Long. Nhiều ý kiến đề nghị giải tán cuộc họp vì lí do vắng đương sự, vì người công bố không đủ tư cách,... và, nhất là thi hành kỉ luật không đúng quy trình, xử lí vi phạm kỉ luật như thế không có hiệu quả giáo dục, răn đe mà khuyến khích tiêu cực, tham nhũng! Đến đây, người ta không khỏi ngạc nhiên khi ông Bê, đại diện cho tỉnh ủy, ủy ban kiểm tra Đảng tỉnh, đứng lên hùng hồn bào chữa cho cái việc làm mất trí của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Rằng, ông có được mời tham gia Hội đồng kỉ luật của Bộ, và Bộ đã làm đúng quy trình, đề nghị ông Sum cứ đọc quyết định. Ông Bê quên mất, ông chỉ là cán bộ bên kiểm tra Đảng của tỉnh, việc kiểm tra tư cách Đảng đối với Trần Tín Kiệt ông chưa làm xong phận sự lại đi ngồi nhầm chỗ vô duyên (Ngay cả việc công bố Quyết định, nhân vật chính là lãnh đạo Bộ không có mặt mà tỉnh ủy lại có mặt để chỉ đạo cũng thật vô duyên) . Quan trọng hơn, cái Hội đồng của Bộ ấy chỉ toàn là những người bị kỉ luật ngồi lại tự bỏ phiếu kỉ luật cho mình. Ông Kiệt, ông Sum, ông Thành, ông Đức tự đề xuất mức kỉ luật cho mình, thế là xong. Hài hước hơn là bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, theo yêu cầu của Bộ “trường cử ra một đại diện công đoàn tham dự Hội đồng kỉ luật”, thế là trường giao cho bà tự cử mình mà không cần thông qua ai cả, trong khi bà này lại là đồng bọn với Trần Tín Kiệt! Một Hội đồng bất chính với một kết quả tệ hại để đi đến một quyết định hồ đồ về mức kỉ luật như thế mà vẫn ngang nhiên tồn tại thách thức cả dư luận. Một giảng viên giảng dạy pháp luật nhiều năm của trường khẳng định dứt khoát trước cuộc họp rằng, Trường Đại học Quy Nhơn dưới sự bao che dung túng của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã “ngồi xổm” trên chữ kí của Thủ tướng chính phủ, vi phạm pháp luật một cách nghiêm trọng như không thành lập Hội đồng trường, không có các loại Quy chế theo yêu cầu của Chính phủ, lập quỹ trái phép ăn chia một cách tùy tiện, vô nguyên tắc. Một bí thư chi bộ có uy tín tuyên bố trước tỉnh ủy và mọi người rằng, với cách công bố Quyết định không nghiêm túc kiểu này, cán bộ trường Đại học Quy Nhơn có quyền xem những Quyết định của Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ là những “tờ giấy lộn”… Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố tình lăng mạ, hạ nhục cán bộ giảng viên Đại học Quy Nhơn một cách trắng trợn bằng những Quyết định như thế! Cuộc họp lẽ ra chỉ diễn ra trong vòng 5 phút như cái ngày công bố Quyết định tạm đình chỉ chức vụ Hiệu trưởng và bí thư đảng ủy đối với ông Trần Tín Kiệt, nhưng nó lại kéo dài hơn 3 tiếng, nhiều giảng viên phải bỏ toàn bộ giờ dạy trong buổi sáng hôm nay và biến nó thành cuộc đấu tố quyết liệt vào Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trần Tín Kiệt và đồng bọn. Như vậy là sau những Quyết định mới này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã không làm cho Trường Đại học Quy Nhơn ổn định hơn mà càng biến động hơn. Tình trạng bất ổn kéo dài dẫn đến nguy cơ biểu tình rất có thể xảy ra mà không cơ chế nào có thể kiểm soát được. Khi món nợ 20 tỉ tiền công cùng với những món nợ khác về vật chất lẫn tinh thần chưa được trả, người dân có quyền đứng lên đòi đến cùng, quyết sống mái một phen với bạo chúa, cường quyền. Sẽ không chỉ có một Trần Văn Nhiệm giương biểu ngữ xuống đường đòi công lí ,mà sẽ có hàng trăm người đứng lên noi gương người đảng viên chân chính ấy để bảo vệ Đảng và chế độ! Có lẽ Bành Tiến Long biết thế nên không dám bén mảng đến Trường Đại học Quy Nhơn trong lúc chính quyền đã hết nhiệm kì này. Khi Hiệu trưởng hết nhiệm kì thì Ban giám hiệu, trưởng các đơn vị, nói chung là toàn bộ bộ máy chính quyền tự động giải thể, không còn có thẩm quyền chỉ đạo cho ai. Và quan trọng hơn, ông Bành biết, với án kỉ luật cảnh cáo đối với một kẻ có tiền sự tham nhũng, côn đồ, thì việc ông xuất hiện tại Đại học Quy Nhơn nếu bị ai đó nhổ vào mặt cũng không thể quy họ vào tội gì được! (Lược thuật theo ghi âm và ghi hình tại cuộc họp công bố Quyết định kỉ luật ngày 25.2.2009)

Không có nhận xét nào: