Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Năm, 20 tháng 11, 2008

TIẾN TỚI ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN ĐẠI HỌC QUY NHƠN


Chúng ta đang tiến tới, đúng hơn là đang bị trì hoãn Đại hội Công đoàn, tổ chức duy nhất “đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động” tại Trường Đại học Quy Nhơn.
Lí do đơn giản, trong khi những người lao động đang quyết tâm thúc đẩy tiến trình Đại hội để cất lên tiếng nói đấu tranh chống tiêu cực và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình thì Ban Chấp hành Công đoàn, trong đó, người đứng đầu là bà Nguyễn Thị Ngọc Triển (Chủ tịch Công Đoàn), ông Nguyễn Đức Minh (Phó Chủ tịch thường trực Công đoàn), tay sai đắc lực của Bí thư đảng ủy kiêm Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt lại cố tình dây dưa kéo dài nhiệm kì để có thêm thời gian làm trợ thủ đắc lực cho những sai phạm của người đứng đầu Đảng và Chính quyền ở cái cơ quan bị mất dân chủ nghiêm trọng này. Tổ chức Đảng bị lũng đoạn, thao túng trong tay một cá nhân Trần Tín Kiệt, đa số đảng viên bị tha hóa biến chất, cơ hội, ăn theo nói leo, còn lại tổ chức Công đoàn thì lại rơi vào tay người đàn bà chỉ có một năng lực duy nhất là nịnh nọt, cấu kết với tội phạm để thực hiện những hành vi vi phạm pháp luật. Chức năng “phối hợp với chính quyền” và “đấu tranh bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao động” được ghi trong Điều lệ và các Nghị quyết Công đoàn được những kẻ cầm đầu ở đây thực hiện một cách mỉa mai, biến sự “phối hợp” thành “cấu kết” để tham nhũng, thay sự “đấu tranh” thành “bóc lột’ để biến người lao động xã hội chủ nghĩa thành nô lệ! Vậy đấy, nếu lấy hoạt động của Công đoàn Đại học Quy Nhơn làm chuẩn (rất có thể, vì lâu nay, cái tổ chức mang danh đại diện cho người lao động này vẫn được công nhận là vững mạnh với các loại Giấy khen, Bằng khen và kể cả Huân chương lao động) thì có thể nói, toàn bộ những nội dung trong Điều lệ và Nghị quyết Công đoàn trở thành mị dân một cách trắng trợn. Bởi vì, chỉ cần gạt đi cái vỏ của những thành tích ảo để phơi bày sự thật, thì tổ chức Công đoàn ở đây rõ ràng không còn mang “tính chất quần chúng và tính chất giai cấp của giai cấp công nhân, có chức năng: đại diện và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của công nhân viên chức lao động” mà phản bội giai cấp, phản bội quyền lợi của người lao động! Còn nhớ các kì Đại hội Công đoàn ở trong triều đại Trần Tín Kiệt, chưa có một kì đại hội nào diễn ra nghiêm túc với tinh thần dân chủ thực sự. Các kì Đại hội luôn diễn ra một giai điệu: những báo cáo, những tham luận báo công (đúng hơn là khoe công của lãnh đạo) kéo dài dằng dặc không có một kẻ hở nào cho quần chúng phát ngôn. Nghị quyết do chính quyền soạn sẵn, đại hội thông qua mà không có một sự thảo luận hay phản hồi nào. Đến mức, Ban chấp hành Công đoàn cũng được ấn định sẵn, còn những lá phiếu của quần chúng lao động thì bị đánh tráo một cách trắng trợn. Theo những nhân chứng như bà Mai Phú Phương, bà Nguyễn Thị Thu Thủy, ông Võ Văn Toàn…, ngay trong nhiệm kì đầu, Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt đã đích thân đứng ra chỉ đạo Ban Chấp hành mới bỏ phiếu bầu Chủ tịch Công đoàn theo ý của riêng ông. Năm đó, ông Đào Duy Mười, hiệu phó phụ trách vật chất do ông Kiệt dựng lên trúng cử với số phiếu 100% mặc dù trong khi bỏ phiếu ở Đại hội chính thức, ông này có số phiếu rất thấp và trong nội bộ Ban Chấp hành, ít nhất số nhân chứng nói trên không bỏ phiếu cho ông Đào Duy Mười! Ông Huỳnh Văn Bàn (hiện là Giám đốc trung tâm tư liệu) khi ấy là trưởng ban bầu cử phải chịu trách nhiệm trực tiếp về “tội làm sai lệch kết quả bầu cử” (điều 127, Luật Hình sự). Hiển nhiên, những người lao động tại mái trường này đã không đấu tranh một cách triệt để, cũng chịu một phần trách nhiệm về sự lũng đoạn này. Điều đáng ghi nhận là, những người như ông Đào Duy Mười, sau đó là ông Lê Văn Đức (người thay ông Mười làm hiệu phó), biết rõ bộ mặt của tên tham quan Trần Tín Kiệt đã tìm cách rút lui để tránh tội phản bộ giai cấp, phản bội người lao động. (Ông Đào Duy Mười từ quan, ông Lê Văn Đức từ chối thẳng thừng sự ép buộc từ phía ông Kiệt để không phải kiêm nhiệm chức Chủ tịch Công đoàn). Điều lệ Công đoàn ở Chương V: Công tác kiểm tra của Công đoàn và Ủy ban kiểm tra công đoàn các cấp có ghi rõ: “Việc bầu Uỷ ban Kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra thực hiện theo nguyên tắc bỏ phiếu kín, người trúng cử phải được quá một phần hai (1/2 ) số phiếu bầu. Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra công đoàn mỗi cấp, do Ban Chấp hành Công đoàn cấp đó bầu, phó chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra do Uỷ ban Kiểm tra bầu”. Uỷ ban Kiểm tra Công đoàn có nhiệm vụ: 1) Giúp Ban Chấp hành, Ban Thường vụ thực hiện kiểm tra việc chấp hành Điều lệ Công đoàn. 2) Kiểm tra Công đoàn cùng cấp và cấp dưới khi tổ chức hoặc đoàn viên có dấu hiệu vi phạm Điều lệ, Nghị quyết, Chỉ thị và các quy định của Công đoàn. 3) Kiểm tra việc quản lý, sử dụng, tài chính, tài sản và hoạt động kinh tế của Công đoàn cấp mình và cấp dưới. 4) Giúp Ban Chấp hành, Ban thường vụ: Giải quyết các khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Công đoàn; tham gia với các cơ quan chức năng nhà nước giải quyết khiếu nại, tố cáo của CNVCLĐ (Điều 33). Tuy nhiên, ở Trường Đại học Quy Nhơn chưa bao giờ có cái gọi là Ủy ban kiểm tra để thực hiện chức năng đó. Tổ chức Công đoàn Đại học Quy Nhơn đã thực hiện đúng như điều ông Trần Tín Kiệt muốn hơn là nó làm đứng chức năng nhiệm vụ mà nó phải gánh vác. Không đại diện, không đấu tranh để bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động thì ít nhất cũng phải như ông Đào Duy Mười, ông Lê Văn Đức biết tự trọng (dù nhu nhược) mà rời xa cái xấu, cái ác. Đằng này, những kẻ như bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, Nguyễn Đức Minh lại bất chấp tất cả, bấu víu quyền lực để có được đặc quyền đặc lợi. Sai phạm của bà Triển về công tác tổ chức cán bộ (bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động vô chính phủ), của ông Minh trong việc quản lí và đào tạo đại học và sau đại học (thu và ăn chia lệ phí trái phép, tuyển sinh vượt chỉ tiêu, đào tạo sai quy chế…) thì đã rõ. Riêng về công tác Công đoàn, ngoài việc bất tuân Điều lệ, Nghị quyết của Công đoàn, hai người này còn thực hiện và chỉ đạo cho các công đoàn cấp dưới hoạt động vô nguyên tắc, trái pháp luật. Thứ nhất, không duy trì sinh hoạt Công đoàn thường kì mỗi tháng một lần; gần đây cố tình né tránh, từ chối, không tổ chức những cuộc gặp quần chúng để đối thoại hay lắng nghe tiếng nói của quần chúng và cố tình dây dưa không tổ chức Đại hội đúng thời gian. Thứ hai, việc thực hiện chủ trương của Đảng về sinh hoạt quần chúng góp ý đảng viên hàng năm chỉ làm chiếu lệ ở một số đơn vị, nhiều đơn vị không tổ chức sinh hoạt chính trị đặc biệt này mà chỉ lập biên bản giả nộp lên trên – Đảng đang bị "đồng chí" của mình lừa dối mà không biết hoặc biết mà cố tình làm ngơ! Thứ ba, trong lúc cá nhân ông Trần Tín Kiệt với tư cách người sử dụng lao động đẩy người lao động vào làm việc trong một môi trường không an toàn, nợ lương, tiền dạy của người lao động với một thời gian khá dài, thì kẻ “đại diện và bảo vệ quyền lợi hợp pháp cho người lao động” là bà Triển, ông Minh lại đứng ra “đại diện” và “bảo vệ” cho ông Trần Tín Kiệt chà đạp lên Luật lao động và khủng bố người lao động. Hiện nay, bà Triển, ông Minh đang chỉ đạo cho một số lãnh đạo Công đoàn các khoa “họp kín”, “họp chui” chuẩn bị cho đại hội sắp tới (tiêu biểu nhất là Khoa Giáo dục Tiểu học trong cuộc họp đúng ngày lễ 20/11). Thành phần đại biểu đi dự đại hội và Ban chấp hành Công đoàn mới được ấn định từ trên xuống dưới với âm mưu loại trừ những chiến sĩ tiên phong chống tiêu cực. Nên nhớ, ở cái Tổ chức công đoàn trường này, có rất nhiều công đoàn viên chưa bao giờ được đi dự đại hội cấp trường. Bởi vì với thành phần đã được ấn định (gồm Ban Chấp hành Công đoàn, Chi ủy Chi bộ, Ban Chủ nhiệm khoa và một số giảng viên tham gia dạy giỏi cấp trường – nói chung là thành phần ăn theo nói leo, mất tư cách), quần chúng lao động thực sự bị ném ra ngoài lề. Trong khi đó theo Điều lệ Công đoàn, số lượng ấn định không được quá 3% tổng số đoàn viên. Cái vô lí ở đây là tổ chức Công đoàn đâu phải là tổ chức Đảng (dù đặt dưới quyền lãnh đạo của Đảng), cũng chẳng phải là tổ chức của chính quyền (mặc dù có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền) và Đại hội Công đoàn đâu phải là Đại hội báo công mà phải sắp xếp một thành phần như thế. Theo Điều lệ Công đoàn, có hai hình thức Đại hội cấp trên cơ sở: Đại hội đại biểu (thành phần chủ yếu do công đoàn viên ở cơ sở cử lên) và Đại hội toàn thể (trừ những công đoàn viên không đủ tư cách). Trong tình hình hiện nay của trường, để tiến tới Đại hội Công đoàn trường thật tốt, hai việc cần kíp chúng ta phải làm là: 1) Các công đoàn viên các khoa kiên quyết đòi hỏi cho bằng được Đại hội toàn thể để các công đoàn viên được nói, được nghe, được cầm lá phiếu bỏ phiếu cho người đại diện đích thực cho mình. Ngoài bầu Ban chấp hành mới thực sự dân chủ công khai, phải có Ủy ban Kiểm tra Công đoàn các cấp để kiểm soát các hoạt động của chính quyền. 2) Vạch trần những hành vi vi phạm pháp luật của bí thư Đảng ủy, Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt và những kẻ ngụy danh Đảng, ngụy danh giai cấp công nhân và người lao động; kiên quyết loại trừ những kẻ phản bội giai cấp, phản bội quyền lợi của người lao động ra khỏi Ban chấp hành, thậm chí ra khỏi Công đoàn để đảm bảo sự trong sạch vững mạnh của Công đoàn. 3) Đề nghị xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, Quy chế chi tiêu nội bộ đúng tinh thần Nghị định 43 của Chính phủ, cái mà lâu nay ông Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt đã ném vào sọt rác để tước đoạt mọi thứ quyền của người lao động! Phải “tăng cường chức năng bảo vệ và đấu tranh cho quyền lợi hợp pháp của người lao động” đúng tinh thần Nghị quyết Đại hội X của Tổng liên đoàn lao động Việt Nam. Trong khi những kẻ có quyền lực cấu kết thủ tiêu mọi quyền lợi của người lao động, thì chỉ có một con đường duy nhất là tầng lớp lao động liên kết lại lấy sức mạnh đấu tranh cách mạng tước đoạt kẻ đã tước đoạt mình - Các Mác và Lênin đã dạy chúng ta như thế! Ảnh: Công trình nhà học trung tâm dự toán gần nửa trăm tỷ, nuốt chửng tiền vốn tự có hiện nay của trường, nợ chồng chất tiền dạy cả năm nay của người lao động

Không có nhận xét nào: