Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Hai, 17 tháng 11, 2008

TRẦN TÍN KIỆT NÓI GÌ KHI NHÀ A1 BỊ SẬP?


Hạ Kiệt
Giảng đường A1 được xây gần 15 năm dưới thời hiệu trưởng Nguyễn Minh Châu. Công trình do kiến trúc sư Phạm Thanh Trì thiết kế. Ông Trì cho biết, công trình chỉ được thiết kế với phần móng và trụ chịu lực cho hai tầng. Không hiểu ai cho phép, một năm sau, công trình lại đội thêm một tầng nữa là ba tầng. Chỉ biết rằng, trong cuộc giải trình ngày 2/4 (có ghi âm), ông Trần Tín Kiệt nói với các nhà báo và cơ quan chức năng tỉnh rằng, nhà ông ông xây, còn đây là trong khuôn viên của trường chẳng ảnh hưởng gì đến nhà ai nên không cần xin giấy phép; cũng như trước đây (thời ông làm hiệu phó, ông Châu giao cho làm chủ thi công), các công trình trong trường đều xây không cần xin giấy phép, có ai gọi là “xây chui” đâu!? Nói về việc lần này đội thêm một tầng nữa là bốn tầng cho cái giảng đường đã xuống cấp này, ông Lê Xuân Hải, trưởng phòng Quản trị Thiết bị trong cuộc họp Đảng bộ ngày 2/5 và cuộc họp kiểm điểm nội bộ gần đây (có ghi âm) vẫn dùng một luận điệu ấy: "Sở Xây dựng Bình Định đã không hiểu biết gì về luật Xây dựng nên phạt sai. Bằng chứng là Sở xây dựng đã sửa sai và cấp lại giấy phép cho xây dựng". Nếu như trong cuộc giải trình ngày 2/4, ông Kiệt đổ lỗi cho Bộ Giáo dục và Đào tạo gây khó dễ về thủ tục đầu tư, thì lần này ông Hải lại đổ cho Sở Xây dựng đã "đòi ăn" (nguyên từ ông Hải dùng - chắc chắn không phải ông lỡ mồm, vì trong các cuộc họp nội bộ ông Kiệt thường lệnh cho ông Hải thu toàn bộ điện thoại di động và máy ghi âm để cho các ông này được “tự do ngôn luận”) làm cho công trình ách tắc. Lẽ ra ông Kiệt, ông Hải phải tố cáo Sở Xây dựng Bình Định về tội "đòi hối lộ" hay ít ra phải quy trách nhiệm: Sở Xây dựng Bình Định phải kiểm điểm về hai lần phạt sai ấy, và, hơn nữa phải bồi thường thiệt hại vì để công trình kéo dài gây thất thoát nghiêm trọng! Tất nhiên, nếu đúng như thế thì, không cần ông Kiệt, ông Hải phải ra tay đòi hỏi quyền lợi cho trường, quần chúng nhân dân cũng sẽ vác đơn ra tỉnh đòi cho bằng được sự bồi thường ấy! Hiện nay, hiện trạng của giảng đường này ai cũng rõ. Nguy cơ của nó còn hơn vụ sập nhà ba tầng ở Haiti, bởi vì ông Kiệt đang bắt cả ngàn người dạy và học trong cái bẫy khủng khiếp của nó. Theo lời ông Dương Văn Thành, bí thư chi bộ khoa Địa Lí, vào ngày thứ bảy cách đây vài tuần, ông đang dạy tại phòng 107 thì tấm mê nứt toác ở trên làm cho đất cát và nước mưa tuôn xuống ào ào, cả thầy lẫn trò một phen hú vía bỏ chạy ra ngoài. Tất nhiên, ông Kiệt sẽ nói, vẫn chưa có bằng chứng (theo ông là phải chết người như ở Haiti kia), tất cả chỉ là cảm giác; những kẻ tuyên truyền về sự nguy hiểm ở giảng đường này đều là những "kẻ xấu" tung tin phá hoại nhà trường. Nếu đem những hình ảnh ở Haiti cho ông xem, có lẽ ông cũng hoàn toàn vô cảm mà nói: đó là ở Haiti, còn ở Việt Nam, hàng trăm cái như thế đã có mấy cái sập đâu! Ông đã lập phép tính xác suất rồi! Mùa mưa gió đang kéo dài, dãy nhà này (kể cả dãy văn phòng khoa cũ và giảng đường A2) tường, mê thấm, nước chảy leo vào tường, xuống sàn, những chỗ rạn nứt, ông Kiệt, ông Hải có cho người trét vá kiểu gì thì nó cũng không cứu vãn được nguy cơ đổ sập của nó. Ông Phạm Thanh Trì cho biết: "dãy nhà này thiết kế chỉ có hai tầng mà đã đội lên bốn tầng không gia cố móng, trụ, tường thì nguy cơ sập rất cao. Nó sẽ sập từ tầng 1 chứ không phải tầng 3 đâu mà chủ quan!" Hiển nhiên khi sự cố xảy ra, Trần Tín Kiệt, Lê Xuân Hải sẽ phủi tay rũ bỏ trách nhiệm. Với lí luận mà các ông Kiệt, Hải đã đưa ra ở trên thì trách nhiệm cao nhất phải thuộc về ông Giám đốc Sở Xây dựng Bình Định, vì tờ giấy phép kia là bằng chứng cho tội ác giết người của ông Giám đốc sở?! Và khi ấy, biết đâu một số quan chức không nói ra miệng, nhưng trong lòng lại chẳng hoan hô cho đại sáng kiến của lãnh đạo trường Đại học Quy Nhơn và Sở Xây dựng Bình Định đã giúp cho họ có cơ hội ra tay cứu hộ và làm việc từ thiện! Người viết bài này chấp nhận là “kẻ xấu”, vậy thì, những kẻ được nói trên sẽ là người lương thiện. Kẻ xấu chống phá nhà trường cũng gần như tội phạm chống chế độ. Có thể bỏ tù hắn và những người dám kêu gào về sự an toàn trong lao động. Và trước khi bắt bỏ tù những người này, Quốc hội sẽ ngồi lại sửa đổi toàn bộ chương An toàn lao động để bảo vệ uy tín cho những kẻ sát nhân mang danh “từ thiện”! Chẳng lẽ chúng ta đang sống trong một thể chế ưu việt mà thiện ác bất phân như thế sao?
***
Biết mà không làm là có tội. Bộ Giáo dục và Đào tạo biết (chỉ một phần nhỏ trong kết luận thanh tra cũng đủ truy tố Trần Tín Kiệt và đồng bọn), Tỉnh ủy và cơ quan chức năng tỉnh biết (cách đây mười lăm năm đã có Kết luận của Đảng ủy dân chính Đảng và Kháng nghị của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định) nhưng vẫn cố tình làm ngơ để cho Trần Tín Kiệt vẫn đương quyền đương chức mà tự do hoành hoành. Lãnh đạo Bộ hiển nhiên không đáng cho mọi người quan tâm tin tưởng nữa vì đã dung túng một cách lộ liễu, trắng trợn. Nhưng còn tỉnh ủy? Nhiều giảng viên Đại học Quy Nhơn đã đăng kí gặp trực tiếp bí thư tỉnh ủy và lãnh đạo tỉnh, nhưng gần như không thể gặp được. Chỉ biết rằng, họ đã gặp riêng Trần Tín Kiệt, còn gặp dân thì không thể. Quan càng ngày càng xa dân, đến mức tiến sĩ Cao Huyền Nga phải mang theo thẻ Đảng và mai phục ở một quán nhậu mà các quan thường nhậu để nói cho bằng được những sự thật đang diễn ra tại mái trường trong địa bàn quản lí về mặt Đảng và an ninh của tỉnh! Chống tham nhũng là sự nghiệp chung của toàn Đảng, toàn dân để bảo vệ “sự tồn vong của Đảng và chế độ”. Bí thư chi bộ Khoa Giáo dục Chính trị Nguyễn Thanh Hải cho biết, trong cuộc họp chi bộ hồi đầu tuần, chi bộ đã thống nhất về mặt tư tưởng trong cuộc đấu tranh này. Và tất nhiên, đã thống nhất về tư tưởng thì phải thống nhất về hành động. Sai phạm của Bí thư đảng ủy, Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt là đã quá rõ ràng, dù hiện nay có sự “cấu kết phức tạp” (ý của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng trong kì họp Quốc hội vừa rồi), các đảng viên phải cùng với quần chúng đấu tranh đến cùng để bảo vệ pháp luật và thành quả bằng xương máu của cách mạng để trả ơn cho bao nhiêu người đã ngã xuống. Im lặng lúc này là đồng lõa và phản bội cách mạng, phản bội quần chúng! Ảnh 1: Nhà A1, trên xây dưới học Ảnh 2, 3, 4, 5: sập giảng đường ở Haiti. Xem những hình ảnh này, ông Kiệt và các quan chức sẽ nói: cũng chỉ là cảm giác, nhưng là cảm giác của những kẻ nhát gan, khi nào giảng đường A1 sập chết người thật sự mới có bằng chứng! Và chừng ấy, không biết một mạng ai sẽ đổi lấy cả ngàn mạng sinh viên vô tội!

Không có nhận xét nào: