Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Ba, 25 tháng 11, 2008

ĐỀ NGHỊ ĐÀO TẠO LẠI CÁN BỘ QUẢN LÍ ĐẠI HỌC QUY NHƠN


Tôi không phải là người thuộc trường phái cực đoan đòi đuổi tất cả những người do ông Kiệt đưa tràn lan vào trường hoặc cất nhắc lên làm quản lí. Tuy nhiên, ai là người có "cơ may" làm hiệu trưởng nhiệm kì tới nhất thiết phải bố trí, sắp xếp lại công việc một cách hợp lí và nhất là phải đào tạo lại những cán bộ có năng lực yếu kém! Tôi đặt ra điều này không có gì mới. Bởi vì, trước đây đã từng có nhiều sinh viên phàn nàn về nhiều công văn giấy tờ chuyển xuống các lớp với nội dung khó hiểu vì câu chữ lem nhem, tù mù, kể cả sai quy cách, thể thức hành chính mà ở dưới lại đóng dấu đỏ lòm với chữ kí đính kèm theo học hàm - học vị giáo sư - tiến sĩ này kia. Có lần tôi đề xuất Tổ Khoa học xã hội thực hiện một đề tài cấp bộ về "Lỗi trong hệ thống văn bản hành chính của Trường Đại học Quy Nhơn", nhưng Tổ không chấp nhận vì... thể diện quốc gia! Nhưng cái gọi là "thể diện", hay "uy tín" này càng cố ém nhẹm, nó lại càng lòi ra, đến mức khi giao một số công văn trái luật vừa rồi cho Công an tỉnh, một cán bộ Công an đã thắc mắc: "Chẳng nhẽ một tiến sĩ mà lại soạn thảo một Công văn với câu cú không bằng học sinh tiểu học hạng "sáng sáu chiều một" ư?" Nói có sách, mách có chứng, Nhật Báo trích đăng một số công văn này cho bạn đọc xem thử: - Công văn số 1104/TB-QTTB ngày 20 tháng 10 năm 2008 do Thạc sĩ Lê Xuân Hải soạn thảo, Tiến sĩ Trần Tín Kiệt kí: "Trong thời gian vừa qua đã có dư luận không tốt của một số kẻ xấu tung tin về chất lượng của dãy nhà A1. Trên cơ sở đánh giá của cơ quan chuyên môn, nay trường thông báo: [...]" Trường hợp này câu chữ thừa thãi và tối nghĩa đến mức đã "có dư luận không tốt" lại còn thêm bổ ngữ "của một số kẻ xấu tung tin" (nói xuôi là "một số kẻ xấu tung tin dư luận không tốt") làm cho người đọc rối mù không biết đâu là thật đâu là giả. Thông báo ở phần cuối đòi đem những kẻ xấu trên "xử lí theo quy định của pháp luật" mà phần đầu thì lại vô căn cứ, chỉ có một cơ sở mong manh "trên cơ sở đánh giá của các cơ quan chuyên môn". Các cơ quan chuyên môn nào không rõ danh tính, xuất xứ, ...nói chung là hư hư thực thực. Pháp luật mà tác giả của nó đưa ra khủng bố chắc là pháp luật của loài sâu bọ! - Công văn số 1062/ĐHQN-KHTC ngày 08 tháng 10 năm 2008 do liên doanh Thạc sĩ Quản lí giáo dục (bảo vệ chui, chưa cấp bằng) Nguyễn Ngọc Anh, Thạc sĩ Nguyễn Thị Ngọc Triển soạn thảo, Tiến sĩ Trần Tín Kiệt kí: "Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy Bình Định, hướng dẫn của Cục thuế Tỉnh Bình Định, Chi cục thuế Thành phố Quy Nhơn về việc triển khai thực hiện đăng kí kê khai thuế kinh doanh dịch vụ và thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại Trường Đại học Quy Nhơn." Được biết ông Trần Tín Kiệt, ông Nguyễn Ngọc Anh, bà Nguyễn Thị Ngọc Triển thường cùng nhau tổ chức đi thăm thương binh nhân ngày 27/7, dư âm của sự xúc động vẫn còn dai dẳng nên khi soạn thảo công văn thường chấm một cách ngang xương như thế! Cũng có khi do căm thù kẻ xấu mà đang viết chưa hết câu đã... "chém"! - Và đây là hai công văn nổi tiếng của ông Tiến sĩ sử học Phan Văn Cảnh, người thuộc số nhân vật đa năng từng giữ nhiều chức vụ trong một nhiệm kì: Trưởng phòng Đào tạo, Chánh Thanh tra, Giám đốc Trung tâm Bồi dưỡng thường xuyên, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp: + Công văn số 1004/TB-HCTH ngày 06 tháng 10 năm 2008, về việc giải quyết thủ tục hành chính: Không cần căn cứ vào văn bản pháp luật nào của Nhà nước, mở đầu công văn, ông Cảnh nhảy xổ vào nội dung như kẻ trộm ăn cắp củ khoai ở chợ: "Nhằm hoàn thành tốt nhiệm kì Hiệu trưởng (2003 - 2008), từ nay đến hết nhiệm kì, nhà trường thông báo: 1. Hiệu trưởng trực tiếp giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động của trường. 2. Các văn bản đề nghị của đơn vị, cá nhân cần giải quyết gửi tại phòng Hành chính - Tổng hợp (bộ phận Văn thư - Lưu trữ) để trình Hiệu trưởng giải quyết. 3. Trong trường hợp Hiệu trưởng đi công tác vắng, Hiệu trưởng ủy nhiệm các đơn vị chức năng giải quyết theo nhiệm vụ được giao." Chỉ có một nội dung đơn giản: từ nay chính thức vô hiệu hóa các Hiệu phó mà cái ông Trưởng phòng này lại phải bịa ra đến ba mục nội dung, trong đó có đến hai nội dung chồng lên nhau. + Công văn số 1178/TB-HCTH ngày 03 tháng 1 năm 2008 cũng do ông Phan Văn Cảnh soạn thảo, nhưng lần này không dám kí mà trang trọng xin chữ kí của Tiến sĩ Trần Tín Kiệt. Khúc dạo đầu có vẻ biết điều, biết luật: "Thực hiện Chỉ thị số 56/2008/CT-BGDĐT ngày 3/10/2008 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục đại học năm học 2008-2009. Nhằm "đẩy mạnh cải cách hành chính trong các trường đại học, cao đẳng theo hướng tinh giản, gọn nhẹ về bộ máy và các thủ tục về hành chính; đồng thời đảm bảo công khai, dân chủ và minh bạch trong mọi hoạt động của trường",... Tuy nhiên, biết luật, dẫn luật mà lại không biết cái luật tối thiểu trong giao tiếp là ngữ pháp tiếng Việt cho nên ông Cảnh lại chấm câu như gà mắc cổ. Phần nội dung, nói ngắn gọn đây là công văn hủy bỏ Công văn 1004/TB-HCTH trên kia, nhưng người ra công văn lại "leo ngheo" đến bốn mục, mục này chồng ý lên mục kia: 1. Hủy bỏ thông báo số 1004/TB-HCTH ngày 06/10/2008 về việc giải quyết thủ tục hành chính. 2. Các công việc liên quan đến hoạt động của trường, đề nghị đơn vị, cá nhân chuyển cho Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp (qua bộ phận Văn thư - Lưu trữ). 3. Phòng Hành Hành chính - Tổng hợp có trách nhiệm trình các văn bản cho lãnh đạo trường (Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng) giải quyết và trả lại cho đơn vị, cá nhân. 4. Trong trường hợp lãnh đạo trường đi công tác vắng, các đơn vị phòng ban chức năng giải quyết theo nhiệm vụ được giao. Về tính hệ thống, trên nói "tinh giản, gọn nhẹ về bộ máy và thủ tục hành chính", nhưng dưới lại rườm rà lắt léo: một văn bản xin chữ kí phải đi qua ít nhất ba, bốn cửa: Văn thư - Lưu trữ, Trưởng phòng Hành chính - Tổng hợp, Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng (nên nhớ là chữ "và" chứ không phải chữ "hoặc" nhé), rồi lại quay lại phòng Hành chính - Tổng hợp. Vừa rồi, tôi xin Công lệnh từ Văn thư - Lưu trữ, chờ Văn thư - Lưu trữ trình Hiệu trưởng đến cả tuần không thấy đâu, rốt cuộc tự cá nhân mang lên cho Hiệu phó kí (vì theo ông Cảnh, ông Kiệt đang đi Hà Nội thuê luật sư?), ông Hiệu phó kí xong lại phải trình cho ông Cảnh duyệt rồi mới đóng dấu! (chưa kể ông Cảnh phải mất thời gian xin chỉ thị của bà Phó phòng Đinh Tú Lan rồi mới dám cho đóng dấu!). Người ta nói, ông Cảnh bị tẩu hỏa nhập ma cho nên cái công văn lần này các nội dung cứ chập cheng, thậm chí còn bị cà lăm: "Phòng Hành Hành chính - Tổng hợp". Thực ra, ông này khi làm tiến sĩ đã bị chập cheng rồi. Viết xong bản thảo, giáo sư đọc xong bắt nghiên cứu sinh phải mang về sửa lỗi vì một trang sai cả vạn chính tả lẫn ngữ pháp. Ông này mày mò sửa cả tháng, càng sửa càng sai, vì... không biết mình sai chỗ nào. Rốt cuộc, ông Cảnh phải tốn tiền rượu để nhờ anh em chữa hộ cho. Lại còn nghe sinh viên nói, ông này lên lớp chưa bao giờ dám ghi bảng mà chỉ chổng khu đọc chép, vì trước đó, mỗi lần ghi bảng là sinh viên ở dưới cứ cười bò ra vì lỗi ơi là lỗi, cứ như một học sinh kém của cấp một bị cô giáo bắt lên bảng! Vậy đấy, cái mà bà Triển tuyên truyền trong tờ rơi, rằng lãnh đạo Trường Đại học Quy Nhơn không chú trọng bằng cấp mà chủ yếu chú trọng về năng lực chuyên môn làm cho nhiều người nhầm tưởng bà này là người thực tế. Song, thực tế ở đây, bằng cấp cũng giả mà năng lực cũng giả. Nếu có ai nghi ngờ Nhật Báo nói oan, hay trên đây chỉ là một vài hiện tượng thiếu sót, thì xin các vị cứ tra cứu toàn bộ công văn do Trường Đại học Quy Nhơn phát hành, tôi đảm bảo những kiểu lỗi trên là phổ biến, không kể xiết! Năng lực yếu kém mà lại lợi dụng chức vụ quyền hạn kí bừa, làm bừa mới là điều đáng nói. Có cái điều luật nào mà một Trưởng phòng Hành chính lại kí công văn vô hiệu hóa (đúng nghĩa là miễn nhiệm) Hiệu phó, người do Bộ trưởng bổ nhiệm. Có cái điều luật nào mà sau khi Hiệu phó kí văn bản phải qua Trưởng phòng hay Phó phòng kiểm duyệt cho phép đóng dấu hay không đóng dấu. Và tôi cả quyết: cấp thừa lệnh thủ trưởng kí văn bản thấp nhất là Trưởng phòng, chứ không thể là Phó phòng, càng không thể là một Kế toán trưởng. Thế mà, trong khi các Hiệu phó không được phép kí bất cứ văn bản nào, bà Đinh Tú Lan - Phó phòng Hành chính - Tổng hợp lại được quyền kí tuốt tuồn tuột từ các loại Công lệnh, Giấy giới thiệu, cho đến chứng nhận Sao y bản chính các loại văn bằng; bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy kí Công văn giao dịch với Chi Cục thuế và đòi truy thu thuế của các cán bộ trong trường! Tất cả những điều nói trên, theo lời một cán bộ điều tra tỉnh, đều thuộc tội "lợi dụng chức vụ quyền hạn khi thi hành công vụ". Công văn, giấy tờ là thể diện của Trường, của cả ngành Giáo dục mà lại là một trường đại học chứ không phải một hợp tác xã nông nghiệp thời bao cấp mà thể tất. Theo tôi, những người như ông Phan Văn Cảnh, ông Lê Xuân Hải, bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, ông Nguyễn Ngọc Anh... cần phải được đào tạo lại về nghiệp vụ hành chính rồi mới tiếp tục cho họ làm việc ở đơn vị hành chính! Còn nếu lên lớp dạy cho sinh viên thì cần phải có thời gian rèn luyện, cấm viết bảng để giữ thể diện, uy tín theo cách của ông Phan Văn Cảnh! Ảnh 1,2,3,4,5: Các chuyên gia soạn thảo văn bản của Đại học Quy Nhơn: Từ trái sang phải: Đỗ Xuân Cát, Nguyễn Thị Ngọc Triển, Hoàng Thái Triển, Nguyễn Ngọc Anh, Đinh Tú Lan (thiếu Phan Văn Cảnh, Lê Xuân Hải) Các ảnh khác: Một số Công văn tiêu biểu do các chuyên gia trên soạn thảo

Không có nhận xét nào: