Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Bảy, 11 tháng 10, 2008

BÀ NGUYỄN THỊ NGỌC TRIỂN - TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHẢI CHỊU TRÁCH NHIỆM HÌNH SỰ VỀ TỘI LÀM SAI LỆCH KẾT QUẢ BẦU CỬ

Nhật báo
Về việc tấn phong nhà giáo ưu tú cho ông Trần Tín Kiệt, Thanh tra Bộ kết luận: Trường ĐHQN cơ bản đã thực hiện đúng quy trình theo hướng dẫn tại Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày 20/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Trong quá trình thực hiện còn một số sai sót nhưng không ảnh hưởng đến kết quả xét tặng. Kết quả xác minh của Thanh tra Bộ chỉ dựa vào các văn bản và phiếu tín nhiệm cho nên mới có một câu kết luận chiếu lệ như trên. Đối chiếu với Thông tư số 07/2006/TT-BGDĐT ngày 20/3/2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, chúng tôi thấy không chỉ ông Kiệt tự tổ chức Hội đồng xét tặng nhà giáo ưu tú cho mình sai mà nhận thức của Thanh tra Bộ cũng sai. - Về tổ chức Hội đồng, Trường Đại học Quy Nhơn trực thuộc Bộ, chỉ được quyền thành lập Hội đồng cấp cơ sở, chứ không phải là Hội đồng sơ duyệt như trong Quyết định của ông Kiệt hay Hội đồng xét tặng như Thanh tra Bộ hiểu. Thành phần Hội đồng theo bản Kết luận của Thanh tra gồm có: “đại diện lãnh đạo các khoa, phòng, ban, các tổ chức trong trường” cũng sai, vì trong đó chỉ có quan chức do ông Kiệt tự dựng lên (bổ nhiệm sai quy trình), thiếu “đại diện giáo viên giỏi, giảng viên giỏi hoặc chiến sĩ thi đua, đại diện Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú (nếu có) làm ủy viên” (mục III, 1a). -Về quy trình, có thể “ngày 1/4/2006, Trường ĐHQN đã có công văn gửi các đơn vị để phổ biến kế hoạch và các bước tiến hành bầu danh hiệu trên”, nhưng nhiều khoa không phổ biến và nhiều người không biết đến công văn này. Vì thế, lẽ ra phải “Họp toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị nghiên cứu quy định hướng dẫn xét tặng danh hiệu Nhà giáo nhân dân, Nhà giáo ưu tú; trên cơ sở nắm vững đối tượng, tiêu chuẩn, quy trình xét chọn, tổ chức cho cán bộ, giáo viên tự giới thiệu và giới thiệu công khai những người có đủ tiêu chuẩn” và “Toàn thể cán bộ, giáo viên trong đơn vị trao đổi thành tích, công lao của từng người, so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn và bỏ phiếu tín nhiệm. Kết quả kiểm phiếu tín nhiệm được công bố công khai trong đơn vị”; “đối với các trường cao đẳng, đại học có thể tổ chức cho cán bộ, giảng viên bỏ phiếu tín nhiệm tại các khoa”. Đằng này ông Kiệt, hiệu trưởng và bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, trưởng phòng TCCB đã làm theo quy trình ngược: “Ngày 22/5, Hội đồng xét duyệt họp bỏ phiếu giới thiệu Hiệu trưởng, tiến sĩ Trần Tín Kiệt (tỉ lệ đồng ý 27/27 = 100%). Ngày 22/5 Hội đồng có công văn gửi thông báo ý kiến giới thiệu của Hội đồng để các đơn vị bỏ phiếu thăm dò, chiều 23/5 kiểm phiếu thăm dò. Theo biên bản kiểm phiếu số phiếu phát ra là 630, số phiếu thu vào là 622, số phiếu hợp lệ là 622, có 622 người bỏ phiếu nhất trí giới thiệu ông Trần Tín Kiệt” (trang 11, KLTT). Rõ ràng, về mặt nhân sự, ứng cử viên Trần Tín Kiệt được dí từ trên xuống, chứ không phải giới thiệu từ dưới lên. Về mặt thời gian, từ chiều 22/5 công văn đưa xuống khoa đến chiều 23/5 kiểm phiếu chỉ có nửa ngày. Chúng tôi có nhận xét như sau: + Không có một cuộc họp nào phổ biến kế hoạch và các bước tiến hành bầu danh hiệu nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, thì làm sao cuộc bỏ phiếu này chính xác, đúng đối tượng? + Một hội đồng không đúng thành phần do chính ông Kiệt thành lập và tự giới thiệu ông thì làm sao khách quan, trung thực, trong khi ở dưới các đơn vị không được phép giới thiệu lên? + Lí lịch, thành tích của ông Kiệt chưa bao giờ niêm yết công khai (chỉ kẹp theo bản thông báo số 280/CV-TCCB ngày 22/5/2006 gửi xuống khoa) làm sao mọi người biết hoặc có thời gian để “so sánh, đối chiếu với tiêu chuẩn” mà bỏ phiếu tín nhiệm. Trong khi bản Thành tích này đã che giấu một lí lịch bất hảo mà tiêu chuẩn nhà giáo ưu tú không cho phép: “lập phiếu giả, kê khai thanh toán gian, chi tiêu tài chính tùy tiện mục đích để hưởng lợi cá nhân, vi phạm phẩm chất đạo đức của người đảng viên, vi phạm nguyên tắc quản lí tài chính và thiếu trung thực đối với đ/c của mình. Trong thời gian Kiểm tra của Đảng làm việc, ý thức tự giác của người đảng viên kém, quanh co đổ lỗi cho người khác, không thấy khuyết điểm của cá nhân.” (Kết luận số 39/ KL-TV của ĐUDC Đảng 20/5/1993); vi phạm về trình tự, thủ tục xây dựng cơ bản, lập dự toán phát sinh trước khi thi công, lập quỹ trái phép, sử dụng quỹ tùy tiện để vụ lợi với số tiền lớn, quà cáp biếu xén Thanh tra Bộ…” (Kháng nghị số 56/KSTTPL của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định ngày 10/12/1994). + Thời gian từ chiều 22/5 đến chiều 23/5 đúng vào thứ hai và thứ ba, bao nhiêu cán bộ giảng dạy hoặc bận lên lớp hoặc coi thi mà kéo đâu ra tới 622 / 775 người đi bỏ phiếu. Trong khi ở Trường ĐHQN chưa có cuộc họp toàn thể nào (dù được lên lịch trước cả tuần) đạt đến 2/3 số lượng ấy. Chúng tôi, những người quan tâm đến ông Kiệt có biết và có đi bỏ phiếu hôm ấy, nhưng chúng tôi đã gạch bỏ ông Trần Tín Kiệt thì làm sao có 100%? Tôi khẳng định, vì phiếu này không được kiểm công khai và mẫu phiếu không để lại chữ kí nên đó toàn là phiếu giả! Những sai phạm như thế mà “không ảnh hưởng gì đến kết quả xét tặng” thì chúng tôi cũng chào thua tư duy của các nhà lãnh đạo! Chỉ cần dựa vào một trong những sai phạm được đưa vào bản Kết luận này cũng đủ khẳng định Trần Tín Kiệt không xứng đáng với danh hiệu Nhà giáo ưu tú. Nếu xem việc bỏ phiếu tín nhiệm là một hình thức bầu cử nghiêm túc thì việc này không chỉ “ảnh hưởng” hay “không ảnh hưởng” đến kết quả mà còn rơi vào “Tội làm sai lệch kết quả bầu cử” (điều 127, Luật Hình sự). Bà Nguyễn Thị Ngọc Triển, trưởng phòng Tổ chức – Cán bộ sẽ là người chịu trách nhiệm hình sự về tội này!

Không có nhận xét nào: