Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

TRẦN TÍN KIỆT ĐƯỢC QUYỀN ĐỨNG NGOÀI VÒNG PHÁP LUẬT?

Nhật báo
Hiến pháp và pháp luật ra đời gắn liền với sự hình thành nhà nước. Nó tạo nên một cơ chế ràng buộc loài người đi vào trật tự và ổn định của cộng đồng trên mọi quyền lợi và nghĩa vụ. “Sống và làm việc theo hiến pháp và pháp luật” – câu khẩu hiệu này dành cho mọi công dân, không kể là lãnh đạo hay thường dân. Một người dân vô học cũng hiểu rõ trách nhiệm và nghĩa vụ tối thiểu ấy. Thế mà có một người trên đất nước này, mệnh danh là một bí thư đảng ủy kiêm hiệu trưởng của một trường đại học, một tiến sĩ, một nhà giáo ưu tú lại đứng ngoài vòng pháp luật. Người đó đích danh là Trần Tín Kiệt. Các văn bản pháp quy của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (chưa kể Điều lệ Đảng cộng sản mà y là một đảng viên) hình như không đến được tận tay của y chăng, hay y đã đọc tất cả mà không hiểu? Cả hai lí do này đều không thể xảy ra trong cương vị và trình độ học thức của y. Vậy thì chỉ có hai lí do khác: một là Trần Tín Kiệt tự mình xác lập một vương quốc riêng; hai là, y có được sự dung túng, bao che nào đó của lãnh đạo cấp trên? Còn nhớ giai đoạn nhiệm kì của ông Nguyễn Minh Châu (1991 – 1999), ông Trần Tín Kiệt đã mắc phải hàng loạt các tội danh: Thanh toán gian công tác phí, ăn chặn tiền công tác phí của đồng nghiệp cùng đi công tác, vòi vĩnh nhận tiền hối lộ bên thi công, lập dự toán phát sinh trước khi thi công công trình, kê khống tiền thuê nhân công, lập chứng từ giả, phiếu chi giả để tham ô, quà cáp hối lộ thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo… Số tiền Trần Tín Kiệt tham ô thời ấy lên đến hàng trăm triệu đồng (Xem Kết luận số 39/KL-TV của Đảng ủy dân chính Đảng ngày 20/5/1993 và Kháng nghị số 56/KSTTPL của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định ngày 10/12/1994). Hoan hô Đảng ủy dân chính Đảng và Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bình Định đã cầm cân nảy mực vạch rõ chân tướng tên tội phạm Trần Tín Kiệt. Nhưng rất tiếc, hai cơ quan thực thi công tác đảng và pháp luật này chỉ vạch rõ trên giấy tờ, còn công khai và thực thi nó lại không thành hiện thực. Kẻ nào đứng đằng sau đã ém nhẹm điều này để cho Trần Tín Kiệt nhởn nhơ ngoài vòng pháp luật và tiếp tục chà đạp lên pháp luật một cách trắng trợn hơn khi y có đầy đủ danh vọng và quyền lực trong tay? Xem xét mọi vấn đề trong hai nhiệm kì hiệu trưởng Trần Tín Kiệt (1999 – 2008), chúng tôi thấy gần như mọi văn bản pháp luật của nhà nước lẫn quy định của ngành giáo dục, kể cả quy định của Đảng đều bị y ném vào sọt rác! Y tưởng rằng Trường Đại học Quy Nhơn là của y, cho nên y không thực hiện Điều lệ của trường đại học mà Thủ tướng ban hành, y không thành lập Hội đồng trường để biến mình thành một ông vua tự quyết tất cả mọi hoạt động trong vương quốc của mình. Về công tác Đảng, y chỉ đạo cấp dưới muốn kết nạp ai thì kết nạp, muốn khai trừ ai thì khai trừ. Bằng chứng cụ thể nhất là sinh viên Phạm Thị Thu Hồng (em họ vợ Trần Tín Kiệt), khóa 25 Khoa Giáo dục tiểu học, trước sự phẩn đối quyết liệt của chi đoàn lớp, y đã cho chuyển sang Chi bộ sinh viên khối tự nhiên giới thiệu và kết nạp vào Đảng để được giữ lại làm chuyên viên Phòng Tổ chức cán bộ. Trước đó, một sự kiện nổi tiếng hơn là đề nghị xóa tên ra khỏi đảng rồi sau đó lại đề nghị khôi phục đảng cho ông Nguyễn Văn Kính chỉ vì lí do đơn giản: ông Kính dám đứng ra tranh cử chức hiệu trưởng và sau đó hòa giải mâu thuẫn bằng cách kết làm sui gia. Hai việc trái phè phè ra đấy mà tỉnh ủy Bình Định vẫn chấp thuận thì thật là khó hiểu! Ngày 13 tháng 9 vừa rồi, trên lịch trường đột ngột xuất hiện cái Hội nghị giữa nhiệm kì mà các đảng viên trong trường đều ngơ ngác không biết ở đâu ra. Không một văn bản, không một kế hoạch chương trình để thông qua đảng ủy hay triển khai từ các chi bộ, còn thành phần thì áp đặt: đại biểu mời, BCH đảng bộ, cấp ủy các chi bộ, đại diện Đoàn thanh niên, công đoàn trường là đảng viên. May mà cái hội nghị “chui” dự kiến tổ chức vào 8h 00 ngày 20/9 đã bị phát hiện và ngăn chặn kịp thời chứ nếu không Trần Tín Kiệt đã biến Đảng cộng sản Việt Nam mà Bác Hồ thành lập đã thành một đảng mang tên của y! Về công tác tổ chức cán bộ, y tự tiện đưa cả ba họ gần xa vào trường, cắm chốt vào những nơi quan trọng để làm tai mắt và ăn chia phúc lợi. Y bổ nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyển, điều động cán bộ theo sở thích và quan hệ cá nhân. Y tuyển dụng cán bộ giảng dạy và nhân viên không cần theo một quy trình nào cả. Khi Thanh tra Bộ đã có kết luận về những sai phạm này và cảnh báo cho y rồi, nhưng y vẫn ngang nhiên thách thức. Ngày 11/9, y vừa thách thức ba hiệu phó nên từ chức đi, vừa khủng bố những người đã từng lên tiếng chống y bằng cách giải thể, sát nhập phòng ban và ra hàng loạt các quyết định miễn nhiệm, luân chuyển… không cần theo một quy trình nào cả. Ông vua cũng thua thằng khùng, nhưng Trần Tín Kiệt là vua, nên Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cố tình làm ngơ! Về công tác tài chính, y tự xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ với các mục thu chi toàn “theo quyết định của hiệu trưởng”. Vì thế, hàng loạt các khoản thu chi thuộc nội bộ, y tự do ăn chia không cần chứng từ sổ sách; sân bãi của trường y tổ chức giữ xe và chia nóng; kí túc xá, căng tin y tổ chức kinh doanh và lấy tiền công quỹ bù lỗ; ăn chia tiền ôn thi, luyện thi như là trung tâm của riêng mình… Từ nhiệm kì thứ hai, y bắt đầu phát hiện món lệ phí như là kho chứa vàng vô tận nên ồ ạt thu vô tội vạ để bòn rút sinh viên đến tận xương tủy: tiền lệ phí nhập học, tiền lệ phí bảo hiểm tài sản, tiền lệ phí hỗ trợ in ấn giáo trình, tiền lệ phí thi học phần, tiền lệ phí thi và xét tốt nghiệp… (Y lập Trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng, Trung tâm Bồi dưỡng thường xuyên với mục đích là thu về một mối các khoản thu trên trời dưới đất này với mưu đồ lập hệ thống tài chính kế toán riêng). Mặc cho Thanh tra Bộ đề nghị dừng thu ngay các món lệ phí trái phép này, nhưng khi Thanh tra vừa rời khỏi trường, y lập tức ra Thông báo thu tiếp tiền lệ phí và xét thi tốt nghiệp năm 2008 để kiếm ăn cú cuối cùng! Về xây dựng cơ bản và đầu tư dự án, y tự do xây dựng mà người ta gọi là “xây chui” (vì theo y, khuôn viên của trường chẳng ảnh hưởng đến nhà ai), không thiết kế, không cần tổ chức đấu thầu, hay đấu thầu ranh ma: thi công trước đấu thầu sau, chia nhỏ gói thầu để lách luật thầu… Bên ngoài công trình treo bảng to tướng: GIỮ GÌN AN TOÀN LAO ĐỘNG, mà bên trong lại bắt ép giảng viên, sinh viên dạy và học trong tiếng búa đập trên đầu, đất đá bụi bay mù mịt. Chết ai thì chết, còn y thì vô tư! Thủ tướng ra lệnh người tham gia giao thông phải đội mũ bảo hiểm vì lòng nhân đạo thương dân, còn với Trần Tín Kiệt, lòng thương người ấy với y thật vô nghĩa! Mười mấy cái dự án chi tiền của nhà nước và nhân dân vào đấy mỗi năm hàng tỉ có hiệu quả hay không y không cần biết. Chỉ biết rằng cái ruột nó rỗng, còn túi của y thì đầy là được. Bộ Giáo dục và Đào tạo kí duyệt cho y Bộ phải chịu trách nhiệm. Hai cái nhà lưới, y chỉ làm một nhưng quyết toán cả hai, lấy một cái cũ rách đã ăn một lần nhập vô quyết toán thêm lần nữa, thanh tra có mười con mắt cũng không nhìn thấy! Cũng như thế trang thiết bị cứ nhập hàng cũ dán tem mới, hoạt động được hay không có người khác chịu trách nhiệm! Cho nên ta hiểu vì sao, riêng nội dung nói về dự án, Bộ buộc phải kết luận bằng cách “tế” – tức là chắp tay vái ông! Về quy chế đào tạo, y hoặc thực hiện quy chế bằng cách đánh tráo khái niệm, hoặc lập lờ bỏ qua quy chế. Y nghĩ hễ tiến sỹ là làm gì cũng được nên y tự tiện lên lớp chuyên đề và hướng dẫn luận văn cao học trái chuyên ngành của mình. Còn Thanh tra Bộ thì càng mù mờ hơn, tự bổ sung cái điều không có trong quy chế là “theo kinh nghiệm công việc” để bật đèn xanh cho y làm trái quy chế. Buồn cười nhất là việc xây dựng kế hoạch học tập cho hệ đào tạo đại học tại chức mà y báo cáo cho thanh tra Bộ là thực hiện theo Thông tư số 16/TT ngày 24/6/1974 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp mà Bộ Giáo dục và Đào lại kết luận chỉ là sai sót nhỏ. Có nghĩa là cái Thông tư cổ lỗ sĩ này đã vô hiệu hóa hàng loạt các Thông tư mới ban hành gần đây! Thái độ của Bộ như thế, cho nên Kiệt mới lộng hành tuyển sinh vượt chỉ tiêu gấp ba bốn lần, còn bây giờ đang tức giận vì sắp mất quyền lực, y tự quyết chỉ tiêu tuyển sinh bằng một phần ba cho phép! Làm xuôi làm ngược gì với y đều được cả! Mấy tuần nay trong trường xôn xao vì chuyện nộp thuế thu nhập. Trần Tín Kiệt cho bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy – kế toán trưởng kí hàng loạt các Thông báo truy thu nộp thuế thu nhập cá nhân cho từng giảng viên. Mọi người đang lo vì té ra, lâu nay tố cáo Trần Tín Kiệt trốn thuế, bây giờ lòi ra hàng trăm cán bộ trường Đại học Quy Nhơn cũng trốn thuế. Thế là hòa cả làng! Sự việc này cần được giải minh như sau: - Theo Luật Thuế (các loại thuế kinh doanh, thuế thu nhập cá nhân) và Luật Quản lí thuế thì những trường hợp sau được gọi là trốn thuế: cơ quan thuế yêu cầu hay cưỡng chế nộp thuế mà đối tượng vẫn chống không chịu nộp; nguồn thu, chi không rõ ràng, có hành vi che giấu, phi tang. Riêng ông Trần Tín Kiệt đã bị cơ quan thuế ra thông báo cưỡng chế hai lần mà vẫn không chịu nộp thuế dịch vụ; thu nhập của ông toàn là các khoản thu chi trái phép: chia nóng tiền giữ xe, lệ phí các kì thi, quản lí phí luyện thi, ôn thi, đào tạo tại chức không thông qua hồ sơ sổ sách kế toán. Đó là hành vi trốn thuế một cách trắng trợn. Trong khi, cá nhân thuộc cơ quan đơn vị chi trả tiền lao động thì đăng kí thuế tại cơ quan đơn vị đó theo luật định. Trách nhiệm đăng kí kê khai nộp thuế là do trường chứ không phải từng cá nhân. Cho đến bây giờ trường mới làm cái việc đó thì trường mà cụ thể là người đứng đầu – Hiệu trưởng Trần Tín Kiệt phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Tất nhiên cá nhân phải nộp thuế truy thu là nghĩa vụ phải làm. - Tuy nhiên, cái Thông báo mà bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy kí là bất hợp pháp, vì kế toán trưởng không có thẩm quyền kí và đóng dấu đỏ như thế. Hơn nữa, nội dung kê khai nộp thuế truy thu mà bà Hoàng Ngọc thanh Thúy đưa ra cho từng cá nhân cũng hoàn toàn trái luật. Một là, khoản chi trả dạy đại học tại chức của các năm 2005, 2006 trường nợ giáo viên đến tháng 1 năm 2007 mới chi trả (có nghĩa là người dạy phải nhịn ăn cả năm, nhiều trường hợp nếu trả đúng năm trước thì không đến mức nộp thuế), bây giờ cộng chung với tiền dạy năm 2007 phải nộp thuế thì hiển nhiên Trường phải bồi thường thiệt hại cho người lao động. Hai là, tiền thanh toán đi học tập, bồi dưỡng (gồm học phí, tàu xe) cũng được nhét vào chung với các khoản thu nhập khác để tính thuế thu nhập, không hiểu bà Hoàng Ngọc Thanh Thúy đã áp dụng luật của quốc gia nào? Trong khi mục 4.12 Thông tư 81/2004/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 147/2004/NĐ-CP về việc thi hành Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao thì tiền chi phí đào tạo trả cho nơi đào tạo không thuộc đối tượng chịu thuế! Trò tự dưng kéo cả làng vào chuyện truy thu nộp thuế này, ai đã bật đèn xanh cho Kiệt? Định đánh hòa cả làng ư? Chi cục thuế Quy Nhơn hay Cục thuế tỉnh Bình Định? Hay một quân sư nào đó trong giới lãnh đạo bề trên của Kiệt bày trò xóa tội một cách lộ liễu này? Xin thưa trò mèo này chỉ đánh lừa những người không hiểu biết tí gì về pháp luật thôi! Không hòa được, dân chúng tôi nộp thuế đúng pháp luật, (người bán rau còn ý thức được điều ấy) còn kẻ nào (dù là lãnh đạo cao cấp) trốn thuế vẫn phải bị trừng trị một cách nghiêm khắc. Tóm lại, Trần Tín Kiệt sống và làm việc bất chấp mọi điều lệ, mọi quy định của pháp luật. Về công tác Đảng, y tự thành lập đảng riêng, biến “những điều đảng viên không được làm” thành “cứ tựu do mà làm". Về hoạt động của chính quyền, một mình y thay thế cho cả một bộ máy quản lí, tự quyết, tự hành động một cách vô chính phủ. Việc kéo dây dưa để cho tên tội phạm Trần Tín Kiệt đứng ngoài vòng pháp luật càng tạo điều kiện cho y gây thêm nhiều tội ác!

Không có nhận xét nào: