Trang

Mừng Xuân mới Nhâm Thìn

Chặt hết trúc Nam Sơn không ghi hết tội. Tát cạn bể Đông Hải không rửa sạch tanh hôi.

Thứ Năm, 9 tháng 10, 2008

BÀN VỀ CÁI “UY TÍN” CỦA TRẦN TÍN KIỆT

Phóng viên
Uy” là cái oai, sức mạnh, “tín” là niềm tin. Uy tín là thứ sức mạnh toát ra từ ai đó được mọi người tin tưởng. Có hai loại uy tín: uy tín tự sinh và uy tín tự tạo. Uy tín tự sinh xuất phát từ nội lực của chủ thể và xác tín bền vững trong đối tượng. Uy tín tự tạo thường là ngụy tạo bằng hình thức lừa dối để bao bọc một nội lực yếu hèn cho nên nó tồn tại rất mong manh. Nói như Mác, nó giống như thứ hàng hóa được bao bọc bằng một thứ nhãn mác lòe loẹt để che đậy một chất lượng kém cỏi…. Loại uy tín thứ nhất thuộc về các tài năng thực thụ. Khuất Nguyên có bị đuổi ra khỏi cung đình để cho đám quan lại nhạo báng là một thằng điên thì uy tín của ông vẫn tỏa sáng và vang vọng hàng thiên niên kỉ: “Khuất Bình từ phú huyền nhật nguyêt. Sở vương đài tạ không sơn khâu” (Lí Bạch). Nguyễn Trãi có bị bọn hoạn quan dèm pha và mắc họa tru di thì muôn đời vẫn là “Ức Trai tâm thượng quang Khuê tảo” (Lê Thánh Tông)… Loại uy tín thứ hai thuộc về những kẻ có quyền, có tiền, tất nhiên là kẻ tiếm quyền và đồng tiền bất chính. Những tên hôn quân vô đạo, những kẻ cơ hội được thời đứng trên đầu thiên hạ thường xác lập một kiểu uy tín: hoặc tự đánh bóng tên tuổi của mình hoặc được hỗ trợ bằng quyền lực và tiền tài. Trần Tín Kiệt đã ngụy tạo uy tín của mình bằng hai cách ấy. Trần Tín Kiệt không thuộc trí thức có tài năng. Cho nên cái bằng tiến sĩ của y chỉ lấy được sau khi đã thăng chức hiệu trưởng. Quyền lực và tiền tài trở thành chỗ dựa để y tìm thấy danh vọng trên con đường khoa học. Nhưng hai cái nhiệm kì hiệu trưởng chưa đủ lực để bơm quả bong bóng danh vọng của y lên đến đỉnh cao của hàm phó giáo sư hay giáo sư, mặc dù y cố sức xoay xở chuyển hướng từ tiến sĩ toán học sang tiến sĩ quản lí giáo dục học (Kiệt không hướng dẫn luận văn toán học được bèn chuyển sang hướng dẫn luận văn quản lí giáo dục dể hơn). Y chọn con đường khác ngắn hơn, lợi dụng cơ chế tự chủ không ai kiểm soát, y độc quyền tự đánh bóng mình bằng hàng loạt giấy khen, bằng khen, chiến sĩ thi đua, huân chương và nghiễm nhiên thành nhà giáo ưu tú của thời đại (Y còn đang mơ một giấc mơ trở thành ANH HÙNG LAO ĐỘNG THỜI KÌ ĐỔI MỚI). Bề trên sẽ tiếp tay dán các thứ nhãn mác ấy cho y và hiển nhiên đám tùy tùng bồi bút có nhiệm vụ tuyên truyền, quảng cáo bằng các phương tiện: hoặc trên tờ báo của ngành hoặc kể cả dạng tờ rơi, truyền đơn… Vì thế, uy tín của Trần Tín Kiệt rất dể đồng hóa thành uy tín của Nhà trường, của ngành giáo dục và cả uy tín của tỉnh nhà nữa!!! Quả thực, thứ uy tín ngụy tạo này chỉ tồn tại trong một cơ chế phi dân chủ. Trần Tín Kiệt không chịu lập Hội đồng trường theo Điều lệ các trường đại học để thâu tóm quyền hành, tự mình quyết định tất cả mọi hoạt động của nhà trường, kể cả tự lập các Hội đồng xét tặng để… khen mình. Y cài cắm người nhà khắp các cơ quan đơn vị trong trường, biến mình thành con yêu tinh nghìn mắt nghìn tai để bịt mồm và đàn áp dư luận mà bảo vệ cho cái uy tín ngụy tạo đó. “Chúng em thi vào Trường Đại học Quy Nhơn bằng tất cả niềm tin, hy vọng, nhưng càng học ở đây chúng em càng thất vọng” – Một học sinh giỏi buột miệng nói với tôi như thế. Tôi hỏi “vì sao?”. “Em không dám nói, vì sợ lắm!”. Tôi hiểu cái nỗi sợ cố hữu ấy. Ở trong một khu kí túc xá, nhà ăn hoành tráng nhưng chật chội, hôi thối lại đóng đủ các thứ tiền dịch vụ, bị bắt nạt, bị đe dọa; được ngồi ở cái thư viện điện tử được quảng cáo vào hàng đệ nhất miền Trung nhưng sách giáo trình cũ kĩ của những năm 80 thế kỉ trước;; được học các thạc sĩ, tiến sĩ, giáo sư nhưng nhiều khi chỉ được học cái tư thế chổng khu đọc chép, mà tiền học phí, lệ phí các loại thì thu ngút trời, học đại học mà cứ như học cấp 4 – học chay rồi trả bài thi… (Chao ôi, cái chuyện thi cử của trường này nói lên chỉ có cười ra nước mắt: mỗi học kì thi vật vã đến mười mấy học phần, mà lại thi luôn cả các loại lý thuyết thể dục thể thao. Một lần tôi coi thi thấy sinh viên vừa làm bài vừa động tay động chân như bị kinh phong, bèn đến xem đề thi hỏi gì? – “Em hãy trình bày kĩ thuật giao cấu” – Xin lỗi “giao cầu” trong môn cầu lông mà giáo viên ra đề viết dấu huyền thành sắc!). Những điều này chỉ được nói vụng trộm đâu đó, người nhà của Trần Tín Kiệt nghe được coi chừng mất lưỡi! Còn báo chí có phỏng vấn thì phải uốn lười bảy lần nói toàn điều hay cho lãnh đạo! Đấy, Trần Tín Kiệt đã dùng son phấn lũ gái ôm hay dùng để bôi lên cái ung nhọt đã trương phình ra mà cứ tưởng là một thể xác tràn trề sắc xuân. Cho nên, chỉ cần một cái khẩy nhẹ, cái u đã di căn kia vỡ ra làm thối rữa cả một hệ thống. Đơn giản chỉ là một chiếc mũ bảo hiểm, một chiếc áo mưa ông giáo quèn dùng nó để bảo hiểm thân thể chứ không cần mổ xẻ phanh phui những tiêu cực động trời khác như tham nhũng, trốn thuế mà lại làm kinh hoàng bao nhiêu người. Trần Tín Kiệt kinh hoàng! Lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo kinh hoàng! Và cả Tỉnh ủy cũng kinh hoàng! Cho nên, những kẻ cả đời chỉ biết thủ dâm cái uy tín hão ấy đã tìm cách lấy chiếc gậy của quyền lực dọa đánh gãy răng kẻ đã nói lên sự thật. Pháp luật sẽ trừng trị kẻ nói ra sự thật ư? Thế giới hiện đại này không có một thứ pháp luật nào như thế! Giảng đường cái thì trên xây dưới học, búa tạ đất đá nã vào đầu chan chát, cái thì cửa kính bịt bùng từ sáng đến chiều nắng rọi thẳng vào mặt chẳng khác gì một hỏa lò, cái xập xệ dột nát la phông rơi lả tả… Bao nhiêu lâu nay hàng vạn thầy trò nhẫn nhục chịu đựng: vừa dạy học vừa lo thon thót bị mất mạng bởi từng tảng bê tông nứt nẻ trên đầu, mùa nắng vừa dạy vừa lau mồ hôi, dạy xong cặp tiết 90 phút người ướt đẫm từ chân đến đầu; mùa mưa thầy cô che dù, xắn quần lên mà dạy, sinh viên túm tụm từng góc lấy cặp che đầu để học. Nhẫn nhục là đức tính vĩ đại của nhân dân để bảo vệ uy tín cho cán bộ lãnh đạo. Nhưng sự nhẫn nhục nào cũng có giới hạn. Một Trường Đại học ở thế thế kỉ 21 mà không khác gì một nhà từ khổ sai. Một giáo viên nói với tôi sau tiết học: “Làm việc trong cảnh trạng này, tôi chưa cầm dao giết tên hôn quân vô đạo ấy là còn may!” Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trương “nói không với căn bệnh thành tích”, “nói không với đào tạo không chất lượng” là chỉ “nói” thôi, chứ làm ra xấu Kiệt hổ Bộ. Tỉnh ủy Bình Định hưởng ứng chống tiêu cực, nhưng chống đến cùng sợ bị lây lan, bèn lấy chiêu bài bảo vệ uy tín lãnh đạo làm cứu cánh! Bản Kết luận thanh tra mà Thứ trưởng Bành Tiến Long kí, được Tỉnh ủy thừa nhận (mặc cho hàng trăm cán bộ giảng dạy ĐHQN phản ứng quyết liệt) đã cố tình tạo ra cái bọc nhung để che giấu cây kim nhọn bên trong vừa tỏ ra thù địch với những người chống tiêu cực chỉ vì cái uy tín ngụy tạo ấy. Uy tín lãnh đạo đã sinh ra một nghịch lí tai hại ngay tại ngôi trường này: một sinh viên bị tình nghi ăn cắp một chiếc xe đạp chưa đến triệu bạc lập tức bị trưởng phòng Bảo vệ - Nội trú ép cung đến mức treo cổ tự vẫn, còn ông Hiệu trưởng ăn cắp của dân bạc tỉ thì các cơ quan chức năng lại ra sức bảo vệ! Ở phương Tây, xem trên mạng, tôi thấy người ta viết tên tổng thống Mỹ trên đít để biểu tình, đem thủ tướng Anh vào game hài hước để nhạo báng… nhưng uy tín thật thì chẳng hề gì, còn uy tín giả thì không cần làm những việc mà xứ ta bảo là vô văn hóa ấy tự nó cũng tiêu tan! Thì ra, ở xứ ta, kẻ thù của uy tín lãnh đạo chính là sự thật! Thứ uy tín này mong manh đến nỗi chỉ cần một sự thật tí tẹo được nói ra cũng làm bong sạch cái vỏ hào nhoáng của nó… Trường Đại học Quy Nhơn trong chín năm dưới quyền cai trị của tên độc tài Trần Tín Kiệt là một kiểu nhà ngục Batista: dối trá, đạo đức giả, lừa bịp được dệt gấm thêu hoa bằng cái nhãn văn minh hiện đại. Kết cục, anh chàng Măngdana (tên gọi của người anh hùng Cu Ba Ăngtôniô Ếchxêvania) đã dũng cảm lên diễn đàn với “ba phút nói lên sự thật” mà thức tỉnh toàn dân nhận diện ra sự thối nát bên trong của nó! Nói ra được sự thật thì dù có trả giá bằng máu cũng nguyện xin làm!
Quy Nhơn 2 tháng 9 năm 2008

Không có nhận xét nào: